Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Một trong những rối loạn da liễu gây ám ảnh nhất chính là mọc mụn trứng cá.  Tình trạng này phổ biến đến mức bất cứ ai cũng phải trải qua. Bạn đã nắm được quá trình hình thành mụn trứng cá cũng như phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả hay chưa? Hãy cùng DK Beauty thực hiện hành trình khám phá và tìm lời giải đáp chính xác bạn nhé! 

1. Mụn trứng cá hình thành như thế nào? Những tác nhân gây bệnh

1.1 Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá hình thành khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc khiến chất bã nhờn không thoát ra được. Có thể do điều kiện vệ sinh kém khiến các tế bào chết không được làm sạch và làm bít tắc nhưng đại đa số nguyên nhân là có đi kèm tình trạng tăng sản xuất chất bã nhờn.

mụn trứng cá được định nghĩa là dạng bệnh nang lông tuyến bã. Theo đó, các tổn thương ở da là do sự tăng tiết chất bã nhờn, tụ lại trong các lỗ chân lông, kèm theo nang lông tuyến bã bị viêm nhiễm. 


Nang lông bình thường và nang lông có mụn

Có một thực tế là người trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi rất dễ bị mụn. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn cả. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng bã nhờn được bài tiết nhiều hơn khiến cho da thường xuyên mọc mụn. 

1.2 Cách mụn trứng cá hình thành 

Cơ chế hình thành mụn trứng cá là do có sự thay đổi của 4 đặc tính sau:

  • Tăng sản xuất bã nhờn, gây phì đại tuyến bã
  • Tăng sừng hóa nang lông: điều này cũng khiến cho việc bài tiết bã nhờn gặp trở ngại.
  • Hoạt động của vi khuẩn khi có điều kiện thuận lợi.
  • Quá trình viêm.

Việc điều trị được xem là hoàn chỉnh khi cân nhắc và xem xét điều chỉnh cả 4 yếu tố trên. Các thuốc và mỹ phẩm sử dụng cũng nhằm tác động đến cả các yếu tố này bao gồm kháng khuẩn, làm tiêu sừng, làm giảm sản xuất bã nhờn và kháng viêm.

Dưới lỗ chân lông của chúng ta có tuyến dầu hoạt động. Vai trò của nó là sản xuất bã nhờn và đưa lên bề mặt da qua các lỗ chân lông. Nó được xem như chất dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da của con người. 

Quá trình mụn trứng cá hình thành trên da

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà các lỗ chân lông có thể bị tắc - tiêu biểu như bụi bẩn bên ngoài môi trường. Khi đó bã nhờn sẽ bị cản lại và ứ đọng dưới bề mặt da, không thoát ra được. Vào thời điểm này, mụn vẫn chưa hình thành.

Như các bạn đã biết, trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn gây hại. Trong đó, Cutibacterium acnes (hay P acnes) là vi khuẩn phổ biến nhất gây ra tình trạng mụn trứng cá. Loại vi khuẩn gram dương kỵ khí này phát triển tốt nhất trong môi trường có độ pH bằng 5 - 5,6, nhiệt độ 30 - 37℃. Khi cơ thể người tăng tiết bã nhờn, có dày cổ nang lông tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho Cutibacterium acnes sinh sôi, phát triển.

Cutibacterium acnes cũng như các vi khuẩn có hại khác sẽ xâm nhập vào các lỗ  chân lông bị tắc và bắt đầu ăn bã nhờn bị tồn đọng. 

Khi cơ thể phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn thì sẽ phản ứng bằng cách gửi các tế bào miễn dịch, như đại thực bào, tế bào bạch cầu trung tính, … để tiêu diệt. Quá trình miễn dịch diễn ra trong cơ thể gây viêm nhiễm và kết quả là mụn trứng cá hình thành trên da.

1.3 Những yếu tố thúc đẩy da nổi mụn trứng cá 

Rối loạn hormone 

Trong giai đoạn dậy thì, hormone Androgens sẽ tăng trưởng ở bé trai và bé gái. Sự biến đổi này khiến tuyến dầu to ra và sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Khi bị quá tải, chúng sẽ công phá các thành tế bào trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Sự thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay sử dụng thuốc tránh thai cũng tác động đến việc sản xuất bã nhờn. 

Vệ sinh kém hoặc chưa đúng cách

Công việc vệ sinh cá nhân ở đây bao gồm cả hoạt động tắm rửa thường ngày lẫn tẩy trang sau khi make-up. Một làn da tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, tế bào da chết, tạp chất mỹ phẩm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây mụn tấn công. 

lam-sach-da
Vệ sinh da không kỹ là một yếu tố thúc đẩy mụn hình thành

Bên cạnh đó, trong quá trình tắm rửa, nếu chúng ta chà sát quá mạnh kết hợp với sản phẩm tẩy rửa có tính tẩy cao thì dễ làm da bị tổn thương, kích ứng. Đây cũng là một tác nhân khiến da bị nổi mụn trứng cá hoặc tình trạng mụn trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, việc rửa mặt với các sản phẩm tẩy rửa quá 2 lần/ngày có thể làm mất cân bằng độ pH trên da. Đây cũng là dịp để vi khuẩn gây mụn sinh sôi, phát triển. 

Lạm dụng các mỹ phẩm pha dầu (oil-based)

Chúng ta sử dụng mỹ phẩm là để cải thiện ngoại hình với mong muốn làn da sẽ khỏe và đẹp lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mỹ phẩm lại trở nên phản tác dụng và trở thành nguyên nhân gây mụn trứng cá. 

Danh sách mỹ phẩm dễ gây mụn trứng cá bao gồm kem nền pha dầu; kem nền không nước hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần Urea, Glycerin, Petrolatum, Lanolin, AHAs. Người có cơ địa da nhờn khi sử dụng những loại mỹ phẩm này thì cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

Ngoài ra, các hạt phấn có thể là thủ phạm làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây dị ứng. Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành mụn trứng cá trên da.

mụn trứng cá do mỹ phẩm thường nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Chúng ta cũng cần phân biệt nó với tình trạng viêm da tiếp xúc ở người dùng mỹ phẩm. Nếu là viêm da tiếp xúc, da người bệnh sẽ bị nổi lên những vết sần đỏ và ngứa (có thể kèm theo mủ và nước) sau khoảng 24 - 48 giờ sử dụng.  

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh 

Đồ ăn, thức uống mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ tác động đến thể chất nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. 

do-an-nhanh
Thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, chất kích thích sẽ khiến da dễ nổi mụn

Chế độ dinh dưỡng nhiều dầu mỡ, đường hay thực phẩm giàu carbohydrate - như bánh mì, khoai tây chiên sẽ xúc tác cho việc nổi mụn trứng cá. Ngoài ra, việc thường xuyên ăn đồ cay nóng cũng khiến tăng bài tiết chất nhờn ở da, dẫn đến hình thành mụn. 

Những sản phẩm sử dụng sữa tách béo cũng gây ra tác động tương tự đối với làn da của bạn. 

Thêm vào đó, khi con người uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá thì hệ miễn dịch suy giảm. Lúc này, khuẩn P.acnes có trong lỗ chân lông được dịp hoành hành mạnh mẽ. Như đã đề cập ở trên, loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá. 

Di truyền 

Tình trạng mụn trứng cá được chứng minh là mang yếu tố di truyền. Chính vì vậy, những đứa trẻ có bố mẹ bị mụn trứng cá thì khả năng mắc bệnh da liễu này sẽ cao hơn thông thường. 

Một số thói quen xấu dẫn đến hình thành mụn trứng cá

Hằng ngày, đôi bàn tay của chúng ta phải tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh, dễ bị bụi bẩn và vi khuẩn bám vào. Trong khi đó, không ít người có thói quen đưa tay lên mặt khi chưa vệ sinh sạch sẽ. Hành động này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn, bụi bẩn gây hại bám trên bề mặt da và dễ dàng xâm nhập vào trong nang lông. 

Bên cạnh đó, việc trang điểm với tần suất quá dày sẽ khiến cho làn da bị bí bách, “ngộp thở” bởi các lớp phấn, kem nền... Chưa kể đến việc sau mỗi lần make-up, dụng cụ trang điểm không được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô. 

Ngoài ra, thói quen làm “cú đêm” cũng khiến da mặt của nhiều bạn mọc mụn. Khi thức khuya, tuyến thượng thận tăng tiết hormone cortisol, từ đó kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn.  

2. Có bao nhiêu loại mụn trứng cá? Đặc điểm của chúng ra sao? 

Cùng phân loại của mụn trứng cá dựa trên các đặc điểm khác nhau như tính chất và hình thái của chúng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và điều trị. Có tổng cộng 5 loại mụn trứng cá chính, mỗi loại có đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau để giảm thiểu và kiểm soát tình trạng.

2.1 Mụn đầu đen

Mụn đầu đen hình thành khi chất bã nhờn làm tế bào chết gây bít tắc nang lông nhưng bề mặt da hở nên nhân mụn bị oxy hóa làm chuyển thành màu đen. Nhìn vào nang lông chúng ta thấy màu đen, nên còn có thể gọi là "nhân mở".

mun-dau-den
Nhân mụn đầu đen nổi rõ trên da

Vị trí ưa thích của mụn đầu đen là những vùng da có nhiều tuyến nhờn hoạt động. Tiêu biểu là vùng chữ T trên mặt, cụ thể là trán, mũi và cằm. Về mức độ ảnh hưởng, mụn đầu đen được đánh giá là tổn thương nhỏ, không gây ra đau rát hay nhiễm trùng. Mặc dù vậy, màu sắc của nó khiến cho làn da trở nên kém thẩm mỹ. 

2.2 Mụn đầu trắng 

Mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc nang lông và không mở ra bên ngoài da nên còn gọi là "nhân đóng". Loại mụn này thường hay xuất hiện ở trán, mũi, hai bên má và cằm. Kích thước của chúng thường nhỏ li ti. 

mun-dau-trang
Mụn đầu trắng “ngụy trang” kỹ lưỡng, nhân mụn ẩn dưới da

2.3 Mụn sần

Mụn sần còn có tên gọi khác là mụn sẩn. Nó thường có kích thước nhỏ hơn 1cm và xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau. Tiêu biểu là hình vòm, phẳng ở mặt trên hoặc lõm. Khi vách nang lông bị vỡ thì mụn sần chính thức xuất hiện trên da. Loại mụn này thường sưng đỏ, gây đau và tạo cảm giác nóng rát.

mun-sanMụn sần nổi trên trán

2.4 Mụn bọc mủ

Đây là một dạng nặng của mụn trứng cá. Các nốt mụn sưng viêm và phát triển sâu và lan rộng dưới da, kích thước lớn. Chúng hình thành khi nang lông bị ứ đọng nhiều dịch mủ. Phần mủ này có màu trắng hoặc vàng. 

Một trong những đặc điểm nổi bật của mụn bọc là cứng, đau nhức nặng. Nếu bị vỡ thì dễ gây viêm nhiễm sang những vùng da xung quanh. Xin được lưu ý, ở vị trí có mụn bọc thì da đã bị viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và chăm sóc tốt thì khi mụn vỡ ra sẽ để lại sẹo cùng vết thâm. 

mun-bocCận cảnh mụn bọc mủ ở cằm

2.5. Mụn nang

Kích thước của mụn nang xấp xỉ hạt đậu, phần mủ bên trong hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Việc tự ý lấy nhân mụn có thể để lại vết sẹo ở trên da.  Mụn nang mềm và dễ vỡ hơn mụn bọc. 

mun-trung-ca-doMụn trứng cá dạng nang sần sùi, ửng đỏ. 

Loại mụn này thường xuất hiện ở mặt (đặc biệt là vị trí xương cằm và hai bên má), dẫn đến sự tự ti trong giao tiếp. Ngoài ra, nó cũng có thể mọc ở cổ, ngực hoặc lưng.

Với những phân tích ở trên thì mụn trứng cá có thể chia thành hai nhóm là viêm và không viêm:

  • Nhóm mụn trứng cá không viêm bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Nhóm mụn trứng cá dạng viêm gồm có mụn sần, mụn bọc & mụn nang.

3. Các loại thuốc trị mụn trứng cá từ nhẹ, trung bình đến nặng

Các loại thuốc trị mụn trứng cá được lựa chọn dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của từng khách hàng. Mỗi loại mụn và mức độ từ nhẹ đến nặng đều yêu cầu một phương pháp điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu.

3.1. Sử dụng thuốc trị mụn không kê đơn 

Đối với mụn đầu trắng và mụn đầu đen, các bạn có thể mua thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh để điều trị tại nhà. Dưới đây là một vài gợi ý mà các bạn có thể tham khảo:

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là chất kháng khuẩn nhẹ, tiêu cồi mụn, tiêu nhân sưng. Đây là lựa chọn đầu tiên cho tất cả các loại mụn. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bằng cách sinh ra gốc oxy tự do tạo ra môi trường có không khí nên vi khuẩn không phát triển được. Nồng độ điều trị thường dùng 5% - 10%, nhưng chỉ nên sử dụng 5% vì có thể gây kích ứng da (hoặc rát da).

*Lưu ý: Benzoyl Peroxide có thể gây mất màu quần áo nên hạn chế để thuốc dính vào trang phục khi bôi.

Salicylic acid

Salicylic acid là thuốc kháng viêm dạng bôi, có tác dụng kháng viêm và tiêu sừng giúp giảm kích ứng và làm bài tiết chất bã nhờn dễ hơn. 

*Lưu ý: Không gây kích ứng với phụ nữ có thai nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng sản phẩm

Retinoid - vitamin A trị mụn trứng cá

Loại dẫn xuất vitamin A này có tác dụng thu nhỏ tuyến bã nhờn, tiết chế bã nhờn phát triển quá mức. Tuy được đánh giá cao về hiệu quả nhưng tuyệt đối không sử dụng Retinoid cho phụ nữ có thai bởi nguy cơ gây dị tật thai nhi.

3.2 Thuốc kháng sinh trị mụn viêm 

Thuốc kháng sinh có vai trò ức chế sự phát triển cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Tác dụng của kháng sinh trị mụn có sự khác nhau đối với từng loại vi khuẩn.

  • Thuốc kháng sinh tại chỗ (loại bôi)

Đây là những loại thuốc kháng sinh trị mụn viêm dạng bôi ngoài da có thành phần là Clindamycin, Dapsone hoặc Erythromycin.

Clindamycin thường được sản xuất ở dạng kem, bọt, gel, dung dịch hoặc miếng gạc dán. Nó có công dụng ức chế hoạt động của những vi khuẩn gây mụn, ngăn chặn sự hình thành protein của vi khuẩn. Ngoài ra, Clindamycin còn có khả năng làm giảm lượng dầu nhờn dư thừa trên da. 

gel-tri-mun
Gel trị mụn có thành phần Clindamycin

Dapsone thường được chỉ định cho những ca bị mụn nặng. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vị trí nổi mụn và để qua đêm. 

Erythromycin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn cũng như ngăn ngừa hình thành những nốt mụn mới. Erythromycin có tác dụng tốt đối với vùng da bị viêm xung quanh mụn.

  • Thuốc kháng sinh toàn thân (loại uống)

 Nếu như việc bôi thuốc kháng sinh tại chỗ không hiệu quả trong việc trị mụn, bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc uống chứa Clindamycin, Minocycline và Tetracyclin. 

Clindamycin kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, đồng thời có hiệu quả cao trong việc giảm sưng. 

Minocycline giúp chống viêm, kháng khuẩn - ngăn chặn vi khuẩn gây mụn phát triển, sinh sôi. 

thuong-khang-sinhThuốc Minocycline trị mụn 100mg

Tetracycline được chỉ định trong trường hợp có viêm do nhiễm khuẩn nặng. Thuốc có tác dụng giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da. Với  khả năng kiểm soát số lượng vi khuẩn, tetracycline xử lý được tình trạng viêm tuyến bã nhờn. Nhờ đó mà da hồi phục nhanh hơn. Đây cũng là loại kháng sinh trị mụn viêm dạng dạng uống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Ngoài ra, một số loại kháng sinh khác như Azithromycin, Cephalexin hay Trimethoprim cũng  được áp dụng trong điều trị mụn viêm từ mức độ trung bình đến nặng. 

*Lưu ý: Mỗi loại thuốc trị mụn sẽ phù hợp với từng tình trạng của da chứ không phải áp dụng cho mọi trường hợp. Với thuốc kháng sinh, đặc biệt là đường uống phải có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ mới được sử dụng. 

4. Vì sao trị mụn trứng cá tại DK Beauty an toàn, hiệu quả?  

4.1 Quy trình chuyên nghiệp và phương pháp chuyên sâu

Quy trình trị mụn trứng cá tại cơ sở chúng tôi sẽ diễn ra tuần tự theo các bước sau đây:

Bước 1: Vùng da cần điều trị được làm sạch bằng sản phẩm vệ sinh lành tính. 

Bước 2:  Thực hiện xông hơi để lỗ chân lông nở ra. 

Bước 3: Lấy nhân mụn

Trước khi lấy nhân mụn, chuyên viên kỹ thuật sẽ thực hiện sát khuẩn. Căn cứ theo hiện trạng làn da của khách hàng mà nhân viên có phương pháp dụng cụ lấy nhân mụn khác nhau. 

Nhân mụn và bụi bẩn được lấy sạch nên không để lại thâm lâu. Với da dày sừng thì chỉ cần sau 3 ngày là có thể hết thâm, da mỏng yếu thì cần khoảng 5 - 7 ngày. Sau khi lấy nhân mụn 1 ngày, vùng da điều trị sẽ hết đỏ và hết đau. 

Bước 4: Chiếu ánh sáng sinh học lên vùng da điều trị, trong đó:

  • Chiếu đèn đỏ kích thích các nguyên bào sợi sản xuất collagen, giúp trẻ hoá da.
  • Chiếu đèn xanh dương tiêu diệt vi khuẩn P. Acnes điều trị mụn trứng cá.


DK Beauty đầu tư trang thiết bị hiện đại

Bước 5: Peel da (không phải khâu bắt buộc trong quy trình)

Tình trạng mụn của khách hàng sẽ quyết định đến việc có cần peel da hay không. Dựa trên đặc điểm của da và loại mụn mà chuyên gia sẽ đưa phương pháp peel phù hợp (bao gồm thời gian thực hiện và sản phẩm hỗ trợ).

Nếu peel da sai kỹ thuật, dùng sản phẩm kích ứng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhẹ thì rộp đỏ, bong tróc, nặng hơn thì cháy da, kích ứng, sùi trắng. Toàn bộ những sản phẩm peel được DK Beauty đều thuộc dòng dược mỹ phẩm cao cấp châu Âu. 

Bước 6: Thực hiện điện di tinh chất

Công đoạn này có vai trò cung cấp tinh chất cho da với tốc độ thẩm thấu siêu nhanh. Nhờ đó, da sẽ sớm phục hồi. 

4.2 Không cần sử dụng kháng sinh

Việc dùng thuốc kháng sinh trị mụn như con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài thì các vi khuẩn đột biến kháng thuốc, vô hiệu hóa công dụng của dược phẩm. Từ đó, việc điều trị mụn sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Điều trị mụn trứng cá tại DK Beauty hoàn toàn không dùng đến thuốc kháng sinh. 

4.3 Chuyên viên có trình độ và tay nghề cao

Với hiểu biết chuyên môn sâu rộng cùng tay nghề lâu năm, đội ngũ nhân sự của chúng tôi có thể xử lý tất cả các loại mụn và làm chủ công nghệ. Sở hữu những thế mạnh nêu trên, dịch vụ trị mụn trứng cá tại DK Beauty luôn mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng. 

mun-trung-caĐiều trị mụn treatment acnes

Khách hàng sau khi điều trị mụn với liệu pháp treatment ance: 

dieu-tri-mun-trung-caKhách hàng Đan Trường

dieu-tri-mun-trung-caKhách hàng Hương Lan

Nếu các bạn còn nhiều thắc mắc cần giải đáp, hãy gọi đến hotline của chúng tôi để được giải đáp chi tiết! 


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Trị mụn bọc bằng cách nào không để lại sẹo thâm trên da?

Khám phá các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả không để lại sẹo thâm trên da. Bảo vệ làn da của bạn khỏi tổn thương và duy trì vẻ...

Hỏi và đáp về thuốc trị mụn dạng bôi và dạng uống

Hiểu về thuốc trị mụn dạng bôi và dạng uống, tác dụng và lợi hay hại dành cho làn da. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị...