Mụn gạo là gì, có thể tự điều trị tại nhà hay không?

Theo thuật ngữ da liễu, mụn gạo còn có tên gọi khác là mụn thịt milia. Nó khiến nhiều người khó chịu vì làm cho làn da trở nên sần sùi. Để nhận diện rõ ràng và hiểu đúng về loại mụn này, các bạn hãy cùng tham khảo chia sẻ bên dưới của DK Beauty nhé!

1. Phân biệt mụn gạo với mụn đầu trắng

1.1 Đặc điểm của mụn gạo 

Do có nhiều điểm tương đồng về hình thức nên không ít người lầm tưởng mụn gạo với mụn đầu trắng là một. Tuy nhiên, bản chất của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Quan sát bề ngoài thì cả hai loại mụn đều có hình tròn, kích thước nhỏ li ti và màu trắng. Tuy nhiên, mụn đầu trắng chứa phần nhân ẩn sâu dưới da còn mụn gạo không có nhân. 

Hình dáng mụn giống như hạt gạo.

Định nghĩa đầy đủ về mụn gạo chính là một dạng u nang lành tính, kích thước từ 1mm đến 2mm, chứa đầy chất sừng (keratin) và hình thành ngay dưới lớp biểu bì. Vị trí thường thấy của nó là ở vùng quanh mắt. Ngoài ra, mụn gạo có thể xuất hiện ở cằm, cổ, trán và lưng. 

Tình trạng mụn hoàn toàn không gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Chính vì thế, người bị mụn gạo có thể chăm sóc da như bình thường. Tuy nhiên, nó gây mất thẩm mỹ bởi trạng thái sần sùi của da. 

1.2 Các hình thái của mụn gạo 

Mụn gạo ở trẻ sơ sinh

Đúng như tên gọi, loại mụn gạo này xuất hiện cùng lúc em bé chào đời, khác với mụn sữa hình thành sau khoảng 2 - 4 tuần. Mụn gạo sơ sinh thường hiện diện khi tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng vì chỉ sau một thời gian ngắn thì chúng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. 


Mụn gạo ở trẻ sơ sinh là rất bình thường, không đáng lo ngại

Mụn gạo nguyên phát: Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải, loại mụn gạo này có thể xuất hiện trên mặt, đặc biệt là quanh mắt, má, và trán.

Mụn gạo thứ phát: Tình trạng này thường xảy ra ở những vùng da đã từng bị tổn thương như bỏng, cháy nắng hoặc phát ban. Ngoài ra, người bệnh sử dụng kem bôi chứa thành phần corticosteroid, thực hiện biện pháp tái tạo bề mặt da như mài da cũng có nguy cơ bị mụn gạo thứ phát.

Mụn gạo dạng mảng:  Đây là trường hợp tương đối hiếm. Biểu hiện của nó là mọc thành từng mảng khiến da sần sùi. Đối tượng dễ bị mụn gạo dạng mảng là phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung niên.

Mụn gạo dạng multiple eruptive milia: Loại mụn này khá hiếm gặp, nó mọc thành từng đám. Sau khoảng một vài tuần hoặc tháng, những đám mụn này sẽ tự biến mất.


Vùng da bị tổn thương dễ bị mụn gạo

2. Nguyên nhân khiến da nổi mụn gạo

Mụn gạo còn được gọi là mụn cám hoặc milia là những nốt mụn nhỏ, màu trắng hoặc vàng, thường xuất hiện trên da ở khuôn mặt, đặc biệt là quanh mắt, má, mũi, và thậm chí cả trên bàn tay. Chúng hình thành do sự tích tụ của keratin (một loại protein có trong da) bên trong các nang lông, tạo thành những nốt nhỏ cứng trên bề mặt da.

Mụn gạo không gây đau hay viêm như các loại mụn khác, nhưng chúng có thể gây phiền toái về mặt thẩm mỹ. Mụn gạo có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn.

Nguyên nhân hình thành mụn gạo không hoàn toàn rõ ràng, nhưng một số yếu tố bao gồm tắc nghẽn nang lông do sự tăng sản của keratin, da không được làm sạch sâu, hoặc do các yếu tố di truyền. Trong một số trường hợp, mụn gạo cũng có thể liên quan đến việc sử dụng một số loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.

Chất sừng bị giữ lại trong nang lông, sinh ra mụn gạo. 

2.1 Bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh da chưa tốt

Như các bạn đều biết, tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời gây nhiều tác hại cho da. Ngoài những vấn đề như nám sạm, lão hóa da thì nó còn là tác nhân khiến da yếu đi, kích thích việc nổi mụn. Bởi vậy, nếu bạn thường xuyên đi ra ngoài đường vào khung giờ tia UV cao mà không có biện pháp chống nắng thì nguy cơ nổi mụn gạo là rất lớn. 

Như đã đề cập ở trên, các tế bào sừng bị giữ lại dưới lớp biểu bì là cơ chế khiến mụn gạo hình thành. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn vệ sinh da chưa tốt, để các tế bào da chết tích tụ, sừng hóa sẽ thúc đẩy mụn gạo ra đời. 

Nếu muốn phòng ngừa mụn gạo, các bạn cũng cần tránh xa những loại mỹ phẩm chứa nhiều dầu. 

2.2 Sự thay đổi hormone 

Nội tiết tố trong cơ thể có liên quan mật thiết đến làn da của chúng ta. Ví dụ như quá nhiều testosterone sẽ để lại nhiều bã nhờn, nồng độ estrogen quá thấp khiến làn da nữ giới thô ráp, chảy xệ. 

Chính vì vậy, khi các loại hormone trong cơ thể có sự tăng giảm đột ngột, gây ra xáo trộn lớn thì sẽ ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng tỷ lệ nổi mụn gạo. Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới bởi chị em phải trải qua rất nhiều giai đoạn nội tiết tố thay đổi. Cụ thể thời kỳ mang thai, cho con bú hay tiền mãn kinh. 


Tỷ lệ nữ giới bị mụn gạo cao hơn nam giới

2.3. Vấn đề tuổi tác 

Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa da cũng càng nhanh. Điều đó cũng phản ánh hoạt động chuyển hóa collagen bị ảnh hưởng rất nhiều. Lúc này, khả năng tự loại bỏ tế bào da khô của cơ thể dễ bị mất đi hoặc suy giảm. Do đó, mụn gạo có thể xuất hiện ở cả độ tuổi trung niên và người già. 

2.4. Tính di truyền 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mụn gạo có thể di truyền từ thế hệ cha mẹ sang con cái. 

2.5. Chế độ sinh hoạt thất thường, thiếu khoa học

Khi chúng ta thường xuyên thức khuya, dậy muộn, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nạp nhiều đường và dầu mỡ thì khả năng tái tạo của làn da cũng bị kém đi. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mụn gạo hình thành. 

3. Mẹo dân gian trị mụn gạo tại nhà

Do không có nhân nên việc nặn mụn gạo là không thể. Nếu bạn cố gắng nặn thì nguy cơ gây tổn thương, trầy xước và để lại thâm sẹo là rất cao. Chính vì vậy, nếu muốn trị mụn gạo tại nhà thì các bạn nên sử dụng các tinh chất thiên nhiên lành tính. 

3.1 Trị mụn gạo với lá tía tô 

Bên cạnh công dụng giải cảm, lá tía tô còn được ứng dụng trong việc chữa trị mụn gạo. 

Với lượng acid linoleic dồi dào, tinh chất lá tía tô có công dụng tái tạo tế bào mới, giảm viêm và kháng khuẩn. Không những thế, hàm lượng Ceramide của loại rau này còn có giúp khóa ẩm cho da. Với những đặc điểm nêu trên, lá tía tô có thể hỗ trợ trị mụn gạo. 


Ngoài vai trò như vị thuốc, lá tía tô còn có tác dụng trị mụn. 

Trước hết, các bạn hãy chuẩn bị một nắm lá tía tô, ngâm với nước muối loãng trong vài phút rồi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lọc qua rây để lấy nước cốt. 

Tiếp theo, bạn sử dụng tăm bông y tế chấm vào nước cốt lá tía tô để thoa lên vùng da nổi mụn gạo. Bạn hãy để tinh chất thẩm thấu trong vòng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Mỗi tuần, bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 2 đến 4 lần. 

3.2 Trị mụn gạo với sữa chua không đường

Bên cạnh vitamin và khoáng chất giúp làn da khỏe mạnh, tươi sáng, trong sữa chua còn có acid lactic. Chính vì vậy, việc đắp sữa chua lên mặt có thể làm sạch sâu lỗ chân lông, cuốn đi lớp tế bào sừng trên da đồng thời hạn chế hoạt động của tuyến bã nhờn. 

Thêm vào đó, tính tẩy của sữa chua rất dịu nhẹ nên các bạn không cần lo lắng đến việc bào mòn da. Nó phù hợp với cả làn da nhạy cảm. 


Đắp mặt nạ sữa chua là một cách trị mụn gạo được chị em yêu thích

Để trị mụn gạo với sữa chua, các bạn hãy rửa mặt với nước ấm để loại bỏ bớt bụi bẩn và làm giãn nở lỗ chân lông. Sau đó, bạn thoa sữa chua lên vùng da nổi mụn, thực hiện thao tác massage nhẹ nhàng trong 3 phút. Tiếp theo, bạn rửa sạch mặt bằng nước mát và dùng khăn mềm thấm khô. 

3.3 Trị mụn gạo với gel nha đam tươi 

Việc sử dụng gel nha đam để làm đẹp da đã không còn xa lạ với hội chị em. Trong lá nha đam có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho bề mặt da. Tiêu biểu là enzyme, sapomis, polysaccharides, khoáng vi lượng và các loại vitamin B1, B5, B6, B12, C... 

Chính vì thế, gel nha đam có khả năng tác động lên các biểu bì liên kết của làn da, loại bỏ những tế bào sừng già cỗi trên bề mặt da, tiêu viêm, kháng mụn. Thêm vào đó là công dụng kích thích sản sinh collagen, tái tạo da. 

  • Các bạn hãy rửa sạch một bẹ nha đam, rửa sạch, lột bỏ để tách lấy phần gel ở bên trong.
  • Khi mặt đã được rửa sạch, bạn vừa thoa gel nha đam, vừa thực hiện massage. Sau đó, bạn thư giãn khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước.

*Lưu ý: Các bạn chỉ nên áp dụng đắp gel nha đam tối đa 03 lần để tránh dư thừa dưỡng chất. 

3.4 Trị mụn gạo với hỗn hợp nước cốt chanh và lòng trắng trứng gà

Nếu như acid trong nước cốt chanh có tác dụng tẩy tế bào da chết thì lòng trắng trứng gà giúp làm se khít lỗ chân lông, hạn chế việc tiết chất nhờn. Công thức này vừa giúp trị mụn gạo, vừa đảm bảo không gây khô da. 

Các bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nửa quả chanh tươi và 1 lòng trắng trứng gà rồi khuấy đều. Tiếp theo, bạn lấy tăm bông y tế thấm vào hỗn hợp, thoa đều lên các nốt mụn gạo. Các bạn nên để nguyên như vậy trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch. Để thấy được hiệu quả, các bạn nên áp dụng 2 lần/tuần. 

*Lưu ý: 

Những biện pháp trị mụn gạo bằng các nguyên liệu tự nhiên chỉ là giải pháp tạm thời, tác động của chưa đủ lớn để mang lại hiệu quả trị mụn như ý. Các bạn không nên dùng những nguyên liệu gây dị ứng cho da. Nếu mụn gạo quá gần với mắt thì các bạn nên áp dụng những liệu pháp hiện đại và chuyên sâu.

Trong trường hợp số lượng mụn gạo ít, bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên về da liễu để thực hiện tiểu phẫu, đẩy chất sừng tích tụ ra bên ngoài. 

4. Điều trị mụn gạo với công nghệ laser 

Đây chính là giải pháp tối ưu nhất hiện nay trong việc loại bỏ mụn thịt. Những tia laser cực nhỏ với bước sóng phù hợp sẽ tập trung tác động vào chính giữa nốt mụn, mở lỗ chân lông, phá vỡ các tế bào sừng hóa và làm sạch sâu từ bên trong. 

Phương pháp này tác động vào tận gốc rễ của mụn gạo, mang lại hiệu quả cao. Không những thế, nó còn kích thích quá trình sản sinh collagen để da nhanh phục hồi và trở nên săn chắc, khỏe khoắn hơn. 


Trị mụn gạo bằng liệu pháp laser rất công hiệu

Sử dụng dịch vụ của DK Beauty, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi có thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Trong đó, laser Picomax và Plasma có thể tẩy xóa nốt ruồi cũng như trị mụn gạo. Nó an toàn ngay cả khi trị liệu vùng da ở bờ mi!

Chính vì thế, nếu bạn đang lo lắng về mụn gạo quanh mắt, hãy nhanh chóng đến với DK Beauty!


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Hiểu rõ cơ chế hình thành mụn trứng cá, biết cách phân loại chúng, và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát...

Trị mụn bọc bằng cách nào không để lại sẹo thâm trên da?

Khám phá các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả không để lại sẹo thâm trên da. Bảo vệ làn da của bạn khỏi tổn thương và duy trì vẻ...