Nguyên nhân khiến môi khô và cách phòng ngừa, khắc phục
Mục lục
Bờ môi căng mịn góp phần làm nên vẻ đẹp quyến rũ ở mỗi người, đặc biệt là nữ giới. Tuy nhiên, có những người gặp phải tình trạng môi khô quanh năm, bất kể là đông hay hè. Chúng ta lý giải như thế nào về điều này, cách khắc phục là gì? Không để quý vị độc giả chờ lâu, DK Beauty sẽ mang đến đáp án cụ thể ở ngay bên dưới!
1. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng môi khô
1.1 Không dưỡng môi thường xuyên
Da môi của chúng ta cực kỳ mỏng và nhạy cảm. Nó chỉ bao gồm từ 3 đến 5 lớp tế bào. Chính vì vậy, da môi dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như ánh nắng, độ ẩm không khí, bụi bẩn. Nếu không được chăm sóc đúng cách thì môi sẽ khô, nứt nẻ, thiếu sức sống.
1.2 Thói quen liếm môi
Thông thường, khi môi bị khô, chúng ta thường phản xạ bằng cách liếm môi. Tuy nhiên, hành động này lại cực kỳ có hại cho da môi.
Liếm môi chỉ mang đến cảm giác cấp ẩm tức thời
Nguyên nhân là do trong nước bọt có Amylase - một loại men tinh bột. Khi chất này tiếp xúc với không khí thì sẽ khiến cho da môi bị co lại và trở nên khô ráp hơn.
1.3 Cơ thể bị mất nước
Trọng lượng cơ thể con người có khoảng 70% là nước. Tuy nhiên, môi lại không có khả năng tự cấp ẩm bởi nó không sở hữu tuyến bã nhờn. Khi bị mất nước, một trong những dấu hiệu phản ánh rõ nét nhất chính là môi khô bong tróc.
Lười uống nước là nguyên nhân phổ biến khiến môi khô
1.4 Cơ thể dư thừa vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều vitamin A vào cơ thể dẫn đến dư thừa thì sẽ để lại nhiều hệ luy. Tiêu biểu là môi bị khô và nứt nẻ.
1.5 Tác dụng phụ của thuốc
Trên thực tế, có nhiều loại thuốc để lại tác dụng phụ là khô môi. Trong đó phải kể đến Propranolol - thuốc huyết áp, Accutane - thuốc điều trị mụn trứng cá và hỗ trợ giảm nếp nhăn hay thuốc Prochlorperazine chống mệt mỏi.
1.6 Sử dụng mỹ phẩm hoặc kem đánh răng gây kích ứng
Trước sự phát triển của công nghiệp mỹ phẩm, chúng ta có nhiều lựa chọn khác nhau để trang điểm và chăm sóc môi một cách toàn diện. Tiêu biểu là son môi, mặt nạ môi, kem dưỡng ẩm cho môi…
Khi bị kích ứng bởi hóa chất, môi thường nứt nẻ
Tuy nhiên, những sản phẩm nêu trên chỉ phát huy công dụng làm đẹp khi nó phù hợp với cơ địa, không gây kích ứng. Ngược lại, nếu là mỹ phẩm kém chất lượng, chứa thành phần độc hại thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Ngoài việc khô nẻ thì còn có nguy cơ bị viêm, tăng sắc tố dẫn đến thâm môi.
Ngoài mỹ phẩm độc hại thì chúng ta cũng cần kể đến những loại kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate. Chất này có thể gây kích ứng da và làm cho môi khô nứt.
1.7. Ăn nhiều đồ có vị cay và mặn
Một trong những thói quen làm cho cơ thể dễ bị mất nước đó chính là ăn mặn. Như đã phân tích ở trên, khi cơ thể thiếu hụt nước thì môi chính là bộ phận đầu tiên phải “chịu trận”.
Đồ ăn mặn thường sử dụng nhiều muối. Loại gia vị này có đặc tính hấp thụ nước tốt. Khi chúng ta ăn những món như gà rang muối thì những hạt muối tiếp xúc và dính trên bề mặt môi sẽ lấy nước từ da môi. Chính điều này làm cho da môi bị khô, gây cảm giác khó chịu.
Món ăn nhiều muối khiến quá trình mất nước của môi diễn ra nhanh hơn
Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng gây ra những phản ứng tương tự đối với đôi môi của bạn.
1.8. Yếu tố bệnh lý
Thông thường, môi của chúng ta dễ bị nứt nẻ, bong tróc, chảy máu vào mùa đông do khí hậu hanh khô, độ ẩm không khí thấp.
Tuy nhiên, tình trạng môi khô cũng có thể xảy ra vào mùa hè, nhất là với những người mắc bệnh lý dị ứng với coban và niken. Bổ sung vitamin B12 vượt ngưỡng cơ thể cho phép là tiền đề gây dị ứng với coban, dẫn đến tình trạng môi khô.
Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác có kèm theo triệu chứng khô môi. Đó chính là viêm môi bong vảy, tiểu đường, tuyến giáp, vảy nến. Đặc biệt, chúng ta không thể không nhắc đến bệnh tự miễn dịch bởi nó làm cho môi trở nên mẫn cảm với ánh nắng mặt trời.
1.9. Thói quen thở bằng miệng khi ngủ
Tình trạng này thường diễn ra ở những người bị ngạt mũi. Thở bằng miệng đồng nghĩa với việc không khí lưu thông liên tục qua đôi môi. Chính vì thế, đôi môi sẽ trở nên khô hạn.
2. Bí quyết giúp môi mềm ẩm, hạn chế bong tróc
2.1. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Mỗi ngày, bạn nên uống đủ từ 6 đến 8 ly nước lọc. Bên cạnh đó, hãy tăng cường ăn các loại rau củ, trái cây tươi hoặc uống nước ép/sinh tố hoa quả để bổ sung vitamin. Những gợi ý hàng đầu dành cho bạn là cam, bưởi, dưa lưới, dứa, dâu tây.
Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp môi mềm mịn
Thực hiện chế độ dinh dưỡng nêu trên đồng nghĩa với việc các bạn đang cấp ẩm cho da từ sâu bên trong. Nhờ đó mà đôi môi của bạn trở nên mềm mại, căng tràn sức sống.
2.2 Dưỡng ẩm cho môi cả ngày lẫn đêm
Ở đây, các bạn có thể thoa Vaseline để dưỡng ẩm môi. Bên cạnh đó, sử dụng dầu dừa, dầu ô liu cũng là những biện pháp hữu ích.
Chủ động dưỡng ẩm cho môi để môi luôn căng mịn
Dưỡng ẩm cho môi nên được thực hiện hằng ngày và quanh năm. Những người thường xuyên hoạt động ở môi trường ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc làm việc trong văn phòng bật điều hòa cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
2.3 Bảo vệ môi trước tác động môi trường
Khi có việc cần phải ra ngoài đường vào ban ngày, nhất là thời điểm cường độ tia UV cao thì bạn nhớ đeo khẩu trang. Lớp khẩu trang vừa hạn chế tác động của tia cực tím, vừa ngăn chặn bụi bẩn bám lên môi.
Bên cạnh việc che chắn cho môi bằng khẩu trang, các bạn cũng cần thoa son chống nắng để nâng cao khả năng bảo vệ.
Đừng quên chống nắng cho môi bạn nhé
Thêm vào đó, mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tẩy trang cho môi dù có trang điểm hay không. Việc làm này giữ cho môi sạch sẽ, góp phần loại bỏ các yếu tố gây hại.
2.4 Sử dụng mỹ phẩm lành tính, phù hợp với da môi
Trước khi chọn mua và sử dụng sản phẩm nào cho môi, các bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về thành phần, nguồn gốc xuất xứ. Điều này giúp giảm thiểu các phản ứng xấu xảy ra, ngăn ngừa tình trạng môi khô. Dù là son màu để trang điểm hay các dưỡng môi thì các bạn cũng nên ưu tiên sản phẩm của thương hiệu uy tín, sử dụng chiết xuất thiên nhiên.
2.5 Hạn chế thức ăn mặn, cay nóng và những hành động gây tổn thương môi
Không thể phủ nhận đồ ăn đậm đà, hương vị cay nóng có sức hấp dẫn lớn, kích thích vị giác mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có làn môi xinh cũng như da đẹp thì các bạn không nên ăn quá nhiều.
Thêm vào đó, để môi không bị khô thì các bạn cần từ bỏ thói quen cắn môi, liếm môi.
3. Phun xăm thẩm mỹ có làm cho môi khô hay không?
Nhu cầu phun môi thẩm mỹ đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, có những trường hợp bị khô môi, hay thậm chí là nứt nẻ chảy máu sau thủ thuật làm đẹp này. Chúng ta lý giải như thế nào về tình trạng này?
Trước hết, việc môi bị khô nẻ sau khi phun xăm có thể xuất phát từ chất lượng của dịch vụ. Nó bao gồm 3 yếu tố sau đây:
- Mực phun xăm pha nhiều tạp chất, chứa thành phần dễ gây kích ứng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Loại mực chất lượng kém này vừa khiến màu môi không chuẩn như lời quảng cáo, vừa kéo theo da môi khô và bong tróc.
- Công nghệ, thiết bị và dụng cụ phun xăm lỗi thời, lạc hậu cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đôi môi. Cụ thể là làm tổn thương sắc tố nặng nề hơn và làm cho môi bị khô nứt.
- Yếu tố thứ ba chính là tay nghề của kỹ thuật viên. Nếu kỹ thuật viên ít kinh nghiệm, chuyên môn không vững thì rất dễ vấp phải những sai lầm như đi kim không đều lực, tốc độ không chuẩn. Sự yếu kém trong kỹ thuật phun xăm là một nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi hay thậm chí gây nhiễm trùng.
Bên cạnh chất lượng dịch vụ thì chúng ta cũng cần xét đến cách chăm sóc môi của khách hàng sau khi phun xăm. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, da môi không được vệ sinh đúng cách trong những ngày đầu sau xăm thì rất dễ tổn thương, mất nước và bị khô.
Thêm vào đó, tình trạng khô môi sau phun xăm thường xảy ra ở những người có cơ địa da khó lành.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc môi bị khô. Thêm vào đó, quý vị độc giả cũng nắm được bí quyết giúp môi mềm mượt, mịn màng.
Đối với những ai muốn phun môi nhưng sợ khô, bong tróc thì hãy đến với những cơ sở làm đẹp uy tín! Khi phun môi tại DK Beauty, quý khách sẽ không phải lo lắng về chất lượng dịch vụ.
Khách hàng phun môi tại DK Beauty luôn hài lòng về dịch vụ
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật phun vi chạm với mũi kim siêu nhỏ. Trong đó, độ sâu chỉ tác động đến lớp thượng bì. Người thực hiện là các chuyên gia với tay nghề cao, kỹ thuật thành thục, giàu kinh nghiệm.
Các dụng cụ đều được vô trùng, đạt chuẩn y tế. Thêm vào đó, DK Beauty sử dụng mực phun xăm thẩm mỹ nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Đây là loại mực Organic nên rất an toàn, lành tính, không chứa kim loại nặng. Bởi vậy, sản phẩm sẽ không gây ra hiện tượng kích ứng và lên màu rất đẹp.
Đặc biệt, mực phun xăm cao cấp được bổ sung tinh chất tế bào gốc. Chính vì vậy, quá trình phục hồi môi diễn ra nhanh hơn thông thường. Thêm vào đó, nó còn tăng cường tái tạo collagen. Sau khi phun môi tế bào gốc tại DK Beauty, môi của bạn chẳng những không bị khô mà còn trở nên căng mọng, quyến rũ hơn.
Ngoài ra, dịch vụ phun môi của chúng tôi còn giúp quý khách tiết kiệm cả về tiền bạc và thời gian bởi màu môi bền từ 2-3 năm. Chưa kể đến chế độ bảo hành 6 tháng và không giới hạn số lần dặm lại. Chính vì vậy, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm và gửi trọn niềm tin tại DK Beauty!
Xin mời quý khách liên hệ đến hotline của chúng tôi để được giải đáp các vấn đề liên quan đến dịch vụ!
THẨM MỸ DK BEAUTY
Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0911.310000 – 0912.310000
Nguồn: DK Beauty
Tin liên quan
Phun môi và những điều cần biết trước khi phun môi
Phun môi có thể giúp giữ cho đôi môi của bạn mềm mại và giữ ẩm. Cùng tìm hiểu phun môi là gì, thực hiện như thế nào và những điều cần biết trước khi phun môi.
Phun môi kiêng ăn gì và kiêng bao lâu để lên màu đẹp nhất
Phun môi là phương pháp sử dụng máy phun xăm chuyên dụng với đầu mũi kim có kích thước khoảng 0.4 - 0.5mm, đưa mực xuống sâu tầng trung bì, hạ bì của da.
Khử thâm môi nam? vì sao cần khử thâm môi nam
Môi thâm nam là một vấn đề rất nhiều khách hàng mong muốn được xử lý kịp thời. Cùng DK Beauty hỗ trợ phái mạnh tự tin hơn với một đôi môi không bị thâm xỉn nữa.