Khám phá cách trị mụn lẹo bằng mẹo dân gian và y học hiện đại

Đôi mắt được ví von như cửa sổ tâm hồn. Khi bị lẹo mắt, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, khả năng quan sát cũng bị ảnh hưởng. Là bệnh lý khá quen thuộc nên rất nhiều người quan tâm đến cách trị mụn lẹo. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, xin mời các bạn khám phá cẩm nang bên dưới của DK Beauty!

1. Nguyên nhân dẫn đến mụn lẹo và biểu hiện của bệnh lý

1.1 Mụn lẹo là gì?

Khái niệm mụn lẹo (hay lẹo mắt) là tình trạng sưng bờ mi mắt cấp tính. Nó có thể xảy ra ở bên trong hoặc ngoài mí mắt. Hình dáng của nó giống như cục u hoặc mụn mủ. 


Mụn lẹo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành

Căn bệnh này không lây nhiễm qua việc gặp gỡ, trò chuyện nên chúng ta có thể thoải mái tiếp xúc với người bị mụn lẹo. Tuy nhiên, mụn lẹo có thể lây bệnh gián tiếp qua hình thức sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, chăn gối, dụng cụ trang điểm. Các bạn cần chú ý đặc điểm này để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Theo vị trí thì lẹo mắt được chia thành 2 loại:

  • Lẹo ngoài: mọc ở bờ của lông mi.
  • Lẹo trong: mọc ở một trong các tuyến dầu nhỏ (meibomian) bên trong mí mắt.

Ngoài ra còn có khái niệm đa lẹo dùng để chỉ tình trạng xuất hiện nhiều đầu lẹo  ở mi trên, mi dưới hay thậm chí cả hai mắt. 

Có rất nhiều người lầm tưởng mụn lẹo với chắp mắt là một bệnh. Như đã chia sẻ ở trên, mụn lẹo hình thành do nhiễm khuẩn ở bờ mi hoặc tuyến dầu. Trong khi đó, chắp mắt là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng ở tuyến meibomius. 


Lẹo mắt và chắp mắt là 2 bệnh lý da liễu khác nhau

1.2 Nguyên nhân mọc mụn lẹo

Theo nghiên cứu, tình trạng lẹo mắt chủ yếu xuất phát từ việc nhiễm Staphylococcus aureus - vi khuẩn tụ cầu vàng. Chúng tấn công vào tuyến chân lông mi, gây ra viêm nhiễm cấp tính đồng thời làm tắc nghẽn ống tuyến tiết dầu.  Kết quả là gây ra viêm tuyến và hình thành mụn lẹo. 

Vi khuẩn tụ cầu vàng là thủ phạm hàng đầu dẫn đến lẹo mắt. Ngoài ra, trường hợp viêm bờ mi có sẵn cũng khiến cho viêm nhiễm lan rộng khiến cho mắt lên lẹo.

Có những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bờ mi gây lẹo mắt, tiêu biểu là:

  • Người mắc một số bệnh lý da liễu mãn tính như: rosacea, viêm da tiết bã, bệnh hồng ban.
  • Bệnh nhân tiểu đường, cholesterol tăng cao;
  • Người thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ;
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân bằng dinh dưỡng;
  • Vệ sinh kém, tẩy trang vùng da quanh mắt không cẩn thận;
  • Dụng cụ trang điểm quá cũ hoặc có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám vào;
  • Mỹ phẩm trang điểm quá hạn sử dụng;
  • Khi đeo hoặc tháo kính áp tròng, các ngón tay chưa được vệ sinh sạch sẽ;
  • Tái sử dụng loại kính áp tròng chỉ dùng 1 lần hoặc chưa đảm bảo các quy tắc vệ sinh sản phẩm đối với loại lens dùng theo tháng (ví dụ như khử trùng không kỹ);
  • Thói quen dụi mắt;
  • Người từng bị mụn lẹo có thể tái phát.

1.3 Các triệu chứng khi bị lẹo mắt

Thời điểm mụn lẹo mới hình thành, các bạn chỉ thấy phần da dọc bờ mi có mẩn đỏ kèm theo cảm giác khó chịu. 

Biểu hiện của mụn lẹo hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.

Khi mụn lẹo phát triển, nó sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Vết mẩn đỏ sưng lên, kích thước như cục mụn.
  • Mụn chai cứng, có các đốm nhỏ màu vàng.
  • Sau khoảng 1 đến 2 ngày, người bệnh sẽ thấy mắt bị cộm như tồn tại dị vật bên trong và có thể chảy nước mắt. Đôi mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Nếu viêm nhiễm nặng thì người bị mụn lẹo còn có cảm giác ớn lạnh hoặc phát sốt.

1.4 Mụn lẹo có tự khỏi không?

Với tình trạng viêm nhiễm nhẹ, mụn lẹo có thể tự khỏi khi người bệnh biết chăm sóc mắt đúng cách. Đôi khi, mụn sẽ tự vỡ hoặc tự tiêu sau 1 đến 2 tuần mà không cần can thiệp. Phần dịch chảy ra từ mụn lẹo phải được xử lý sạch sẽ.

Lẹo mắt là bệnh lý da liễu hay tái phát và gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến diện mạo. Chính vì vậy, mặc dù mụn có thể tự tiêu, tự khỏi nhưng thay vì đợi thì các bạn nên tìm hiểu cách chữa trị sớm để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

1.5 Cách chăm sóc khi bị mụn lẹo

Cách chăm sóc khi bị mụn lẹo để ngăn nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn, tránh để ảnh hưởng tới sức khoẻ về sau. Dưới đây là một số lưu ý và phương pháp chăm sóc: 

Vệ sinh mắt một cách nhẹ nhàng, bao gồm cả kẽ bờ mi. Bạn nên ưu tiên rửa vết lẹo bằng khăn sạch và nước ấm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm miếng vệ sinh mí mắt chuyên dụng để có thể chống lại những vi khuẩn có hại thường thấy trên mí mắt.


Làm sạch vùng da quanh mắt là cơ chế tốt nhất để phòng ngừa mụn lẹo.

Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, vỏ gối, chăn hay dụng cụ trang điểm với người khác và hạn chế tối đã hành động đưa tay lên mắt. Ngoài ra, bạn không nên trang điểm (kể cả dưỡng da) và không đeo kính áp tròng.

Tuyệt đối không tự ý nặn nhân mụn hay gãi lên vùng da mọc mụn lẹo. Hành động này có thể khiến tình trạng nặng hơn, gây tổn thương cho đôi mắt và ảnh hưởng tới thị lực. Không chỉ vậy, nó còn kéo theo rủi ro phát tán, lây lan vi khuẩn gây bệnh sang những vùng da khác.

Đối với chế độ ăn uống, các bạn cần giảm ngọt, hạn chế những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, hay đồ ăn có tính nóng như đồ nếp. Bên cạnh đó, các bạn hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung vitamin C, uống nhiều nước lọc.

Nếu phát hiện những triệu chứng dưới đây, các bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu nguy cơ tình trạng diễn biến tệ hơn:

  • Vết mụn lẹo chảy máu.
  • Kích thước mụn lẹo ngày càng sưng to, số lượng nhân lên, vùng da mắc bệnh loang rộng.
  • Mụn lẹo che khuất tầm nhìn của mắt, khiến cho thị lực suy giảm.
  • Xuất hiện những nốt mẩn đỏ các bộ phận khác trên khuôn mặt.


Người bệnh cần quan sát tiến triển của mụn lẹo

2. Các phương pháp dân gian trị mụn lẹo tại nhà

2.1 Trị mụn lẹo bằng đũa hơ lửa

Đây là một mẹo dân gian có từ lâu đời. Nó có tác dụng làm cho vùng da mọc lẹo mắt trở nên dễ chịu hơn. 

Các bạn hãy hơ đũa trên bếp lửa sao cho thật nóng rồi quấn lại bằng một miếng khăn mềm. Sau đó, bạn lăn đũa nhẹ nhàng trên vùng da mọc mụn lẹo. Lưu ý là các dụng cụ đều phải sạch sẽ. Phương pháp này có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày. 

2.2 Lăn trứng gà luộc trị mụn lẹo 

Đây cũng là một kinh nghiệm được truyền miệng qua nhiều thế hệ người Việt. Theo đó, các bạn luộc chín một quả trứng gà. Sau khi vớt trứng ra, các bạn đợi 1 phút rồi bóc vỏ và lăn đều lên phần mụn lẹo cho đến khi nguội hẳn. 


Lăn trứng gà vừa luộc lên lẹo mắt là bí kíp được ứng dụng phổ biến

Do phương pháp này dùng trứng gà vừa luộc lăn trực tiếp nên nếu nhiệt độ nóng quá sẽ gây tổn thương cho da và mắt. 

2.3 Trị mụn lẹo với túi trà lọc 

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tinh chất của trà có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Chính vì vậy, các bạn có thể ngâm túi trà lọc trong nước nóng. Sau đó, bạn vớt ra để túi trà hạ bớt nhiệt trong thời gian 1 phút rồi chườm lên vết lẹo. Mỗi lần chườm kéo dài từ 5 đến 10 phút. Phương pháp này sẽ giúp giảm sưng, tiêu viêm. 


Chữa lẹo mắt bằng cách chườm ấm túi trà lọc khá tiện

Để đảm bảo vệ sinh cũng như tính hiệu quả, mỗi túi trà chỉ nên sử dụng một lần rồi bỏ. 

Nếu không có túi trà lọc, các bạn có thể dùng miếng vải sạch nhúng vào nước đun sôi. Khi nhiệt độ miếng vải còn khoảng 40℃, bạn hãy đắp lên vùng mắt có lẹo. Mỗi ngày các bạn thực hiện từ 2 đến 4 lần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút. 

Tác dụng của việc chườm ấm là làm mềm mô. Từ đó tạo điều kiện thông ống tuyến tiết dầu. Đồng thời, hơi ấm sẽ hỗ trợ khối mủ bên trong mụn lẹo thoát ra dễ hơn. 

2.4 Trị lẹo mắt bằng lá trầu không 

Lá trầu không được biết đến với công dụng tiêu viêm, sát trùng, giúp các tổn thương trên da mau lành hơn. Chính vì vậy, người xưa đã sử dụng lá trầu không để khắc phục tình trạng lên lẹo ở mắt.

Trước tiên, các bạn cần chuẩn bị lá trầu không và rửa sạch. Sau đó giã nát lá rồi hòa vào nước sôi. Bạn để nước nguội bớt trong vòng 1 phút rồi xông lên mắt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần, các bạn sẽ thấy nốt mụn lẹo giảm sưng và đỡ đau. 

2.5 Đắp lá ổi chữa lẹo mắt

Các nhà khoa học tìm thấy trong lá ổi có nguồn berbagai dồi dào. Hoạt chất này giúp kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn chỉ cần rửa sạch lá ổi, để ráo nước rồi đắp trực tiếp lên mắt trong thời gian 10 phút. 

2.6 Chữa mụn lẹo với nha đam tươi

Gel nha đam có rất nhiều dược tính, tiêu biểu là diệt khuẩn và kháng viêm. Đây cũng chính là lý do nó được liệt kê trong danh sách các mẹo trị mụn lẹo tại nhà. 

Việc cần làm là rửa sạch lá nha đam, tách vỏ và lấy phần thịt nha đam, cắt thành từng lát mỏng. Bạn đắp trực tiếp những lát nha đam này lên phần da nổi mụn lẹo. Sau 15 phút, bạn rửa sạch với nước ấm rồi thấm khô. 

2.7 Trị mụn lẹo với củ nghệ 

Nghệ là một nguyên liệu dân gian quen thuộc trong việc làm mờ thâm sẹo. Không những thế, nó còn có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao. Đối với phương pháp chữa lẹo mắt bằng nghệ, các bạn hãy rửa sạch, giã nát, hòa chung với nước để tạo thành hỗn hợp sánh sệt. 


Bột nghệ thường được dùng để trị vết thương ngoài da

Tiếp theo, bạn trải một chiếc khăn lên vị trí mọc mụn lẹo, đắp hỗn hợp nghệ vào và giữ nguyên trong 20 phút. Cuối cùng là rửa lại bằng nước ấm. Cách làm này có thể thực hiện 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn cho rằng uống sữa đậu nành kết hợp mè đen và mật ong sau mỗi bữa sáng cũng giúp trị mụn lẹo. 

2.8 Trị mụn lẹo bằng chỉ

Điều trị mụn lẹo bằng chỉ là một phương pháp y học cổ truyền được ông cha ta truyền lại và được áp dụng rộng rãi khi điều trị mụn tại nhà. Kỹ thuật này sử dụng một sợi chỉ nhỏ, thường là chỉ khâu y tế, để nhẹ nhàng loại bỏ các đầu mụn và làm sạch lỗ chân lông.

Thế nhưng, phương pháp này chưa được chứng minh hiệu quả về mặt khoa học, nên bạn cần thật cẩn thận khi sử dụng phương pháp này tại nhà.

*Lưu ý: Dù mang lại hiệu quả chữa bệnh nhất định nhưng các mẹo dân gian chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được chứng thực bằng công trình nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chúng không đi sâu vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh lẹo mắt, chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng bên ngoài. 

Các bạn cũng cần lưu ý xem cơ địa da của bản thân có bị dị ứng với những tinh chất được áp dụng vào việc trị mụn lẹo hay không. Trên thực tế có không ít trường hợp dị ứng với gel nha đam, bột trà xanh... Nếu áp dụng các mẹo dân gian mà không hiểu rõ về cơ thể, làn da thì có thể làm cho tình trạng mụn lẹo trở nên nghiêm trọng hơn. 

3. Điều trị mụn lẹo bằng can thiệp y tế

3.1 Điều trị nội khoa

Việc thoa kem hoặc thuốc mỡ chống vi khuẩn cho mắt là rất cần thiết trong trường hợp này. Nó có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng cũng như rút ngắn thời gian điều trị.  

Trường hợp mụn lẹo sưng to và gây áp lực lên giác mạc, đơn thuốc thường có kem steroid bôi tại chỗ trong thời gian ngắn. Các bạn cần lưu ý, steroid là loại thuốc kê đơn, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng. 

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp mắt hết sưng và bớt khó chịu. Những sản phẩm tiêu biểu và thông dụng là:

Thuốc nhỏ mắt Rohto Antibacterial:  Sản phẩm này có chất kháng histamin và hoạt chất kháng viêm. Bởi vậy, nó trở thành đề cử sáng giá trong việc điều trị bệnh lẹo mắt. 

Thuốc nhỏ mắt giúp giảm áp lực mắt

Thuốc nhỏ mắt Tobrex: Thành phần chính của thuốc là Tobramycin. Loại kháng sinh này có tác dụng điều trị nhiễm trùng, kháng khuẩn hiệu quả và an toàn (ngay cả khi người dùng là trẻ nhỏ). 

Thuốc nhỏ mắt Cravit: Bảng thành phần của Cravit có chứa kháng sinh levofloxacin. Chất này thường được ứng dụng trong điều trị lẹo mắt cũng như viêm bờ mi và viêm kết mạc. 

Thuốc kháng sinh toàn thân sẽ được bác sĩ chỉ định khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng, tiến triển thành viêm mô tế bào xung quanh hốc mắt. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn nhằm giảm bớt sự khó chịu từ các triệu chứng đau nhức của mụn lẹo. 

3.2 Điều trị ngoại khoa

Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không mang lại hiệu quả thì bạn cần trải qua tiểu phẫu rạch dẫn lưu mủ. 

Kỹ thuật chích lẹo được áp dụng khi đã có mủ và ổ viêm thành bọc như hạt đỗ dưới da mi. Những trường hợp chống chỉ định là lẹo sưng tấy, thể trạng của người bệnh chưa cho phép trải qua phẫu thuật. 

Trước khi rạch mụn lẹo, nhân viên y tế sẽ gây tê tại chỗ và sử dụng dung dịch betadin 5% để sát khuẩn.


Chích rạch vết lẹo, nạo sạch mụn mủ để ngăn ngừa tái phát

Về thao tác, nếu rạch trong đường rạch cần vuông góc với bờ mi, còn rạch ngoài thì đường rạch song song với bờ mi. Trường hợp vết rạch quá 5mm thì cần khâu từ 1 đến 2 mũi. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt và thuốc mỡ kháng sinh. Thao tác cuối cùng là băng mắt. 

Trong trường hợp chích mụn lẹo bị chảy máu, nhân viên y tế sẽ thực hiện băng ép vết thương. Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thì phải uống thuốc kháng sinh, hay còn gọi là kháng sinh toàn thân. 

Nếu tình trạng mụn lẹo bị tái phát nhiều lần, bạn cần đến chuyên khoa mắt để thăm khám, xác định cơ chế gây bệnh là nhiễm các tác nhân như ký sinh trùng hay do các tuyến của mi mắt bị tắc nghẽn. Đây chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Tuy lẹo mắt là bệnh da liễu thường gặp nhưng tái phát nhiều lần có thể là kết quả của một tình trạng tiềm ẩn như viêm mô tế bào, viêm bờ mi hoặc viêm kết mạc. Chính vì vậy, các bạn cần theo dõi thường xuyên và tuyệt đối không được chủ quan. 

Vắc-xin chống tụ cầu cũng là một giải pháp cho trường hợp mọc mụn lẹo kinh niên. Những ai nghi ngờ khả năng ung thư thì có thể thực hiện sinh thiết. 

3.3 Ứng dụng công nghệ QMR

Tên đầy đủ của công nghệ này là Quantum Molecular Resonance - các bạn có thể hiểu là Cộng hưởng phân tử lượng tử. Cơ chế trị bệnh của nó là kích thích sự tái tạo tự nhiên của mô và tế bào ở mi mắt. Không những thế, nó còn hỗ trợ chống viêm cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này được đánh giá cao bởi không gây đau, không xâm lấn. 

Như vậy, DK Beauty đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mụn lẹo cũng như phương pháp trị mụn lẹo an toàn, hiệu quả và dứt điểm. 

Với cơ sở hạ tầng hiện đại, kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm lâu năm trong ngành, chúng tôi đã xử lý thành công nhiều loại mụn khác nhau, giúp khách hàng lấy lại sự tự tin. Hãy kết nối với DK Beauty để được tư vấn miễn phí bạn nhé!


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Hiểu rõ cơ chế hình thành mụn trứng cá, biết cách phân loại chúng, và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát...

Mụn gạo là gì, có thể tự điều trị tại nhà hay không?

Có bao nhiêu loại mụn gạo và bài viết sẽ giúp bạn rõ nguyên nhân và cách xử lý mụn gạo trên da với các phương pháp điều trị an...