Các loại mụn ở mũi - nguyên nhân hình thành và cách phòng ngừa

Xuất hiện chính giữa khuôn mặt, mụn ở mũi khiến nhiều người mặc cảm về ngoại hình, thiếu tự tin trong cuộc sống. Vậy trên vùng mũi thường xuất hiện những loại mụn nào, cơ chế hình thành của chúng là gì, cách ngăn ngừa ra sao? Những nội dung thú vị này sẽ được DK Beauty chia sẻ ở ngay bên dưới! 

1. Vì sao khu vực mũi dễ nổi mụn? Các loại mụn phổ biến ở vị trí này

1.1. Đặc điểm của vùng da ở mũi

Trước hết, lỗ chân lông ở mũi thường có kích thước lớn hơn những vùng da khác. Chính vì vậy, các vi khuẩn và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập vào và gây mụn. Chưa kể đến việc da mũi mỏng, lại ít được che chắn nên thường xuyên tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời. Bởi thế, phần da ở đây sẽ mất đi độ đàn hồi và làm lỗ chân lông mở rộng. 


Lỗ chân lông ở mũi tích tụ nhiều sợi bã nhờn

Bên cạnh đó, mũi nằm trên vùng chữ T của khuôn mặt, nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Đây là lý do da mũi dễ đổ dầu nhờn. Bã nhờn kết hợp với lỗ chân lông to sẽ khiến mũi dễ nổi mụn. 

1.2 Những loại mụn thường thấy ở mũi 

Mụn đầu đen 

Nhắc đến mụn ở mũi thì người ta thường nghĩ ngay đến mụn đầu đen. Nó là những chấm nhỏ màu đen trên da, tuy không gây đau nhưng mất thẩm mỹ. 


Những nốt mụn đầu đen thường tập trung ở chóp mũi

Mụn đầu đen xuất hiện khi bã nhờn dư thừa, tế bào da chết và vi khuẩn tích tụ lỗ chân lông. Tuy nhiên, phần trên cùng của lỗ chân lông lại mở. Do đó, nhân mụn có cơ hội tiếp xúc với không khí bên ngoài và xảy ra phản ứng oxy hóa. Chính vì vậy, sắc tố của nó biến đổi thành màu đen hoặc xám. 

Mụn đầu trắng 

Đây là loại mụn có phần nhân ẩn dưới da hay nói cách khác là nhân mụn đóng. Nó xuất hiện trên bề mặt da với hình dạng những nốt nhỏ hình tròn và có màu trắng. Sự hình thành của mụn đầu trắng xuất phát từ hiện tượng một lượng lớn bã nhờn, tế bào da chết bị mắc kẹt dưới lỗ chân lông.


Mụn đầu trắng nhỏ li ti mọc trên mũi

Các loại mụn viêm 

Ở đây, DK Beauty muốn nhắc đến mụn bọc và mụn mủ. Trong đó, mụn bọc là những nốt sưng đỏ, phần nhân chứa nhiều dịch mủ và nằm sâu dưới da. Khi chạm tay vào vùng da xung quanh mụn, chúng ta sẽ thấy rất cứng. Mụn bọc vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa gây đau nhức và sưng tấy. 


Mụn viêm trên mũi gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu

Mụn bọc có thể phát triển thành mụn mủ. Thông thường, mụn mủ có kích thước từ 5 đến 10mm, lượng mủ tích đầy bên trong là các bạch cầu trung tính. Nếu bị biến chứng, nó có thể gây ra áp xe. 

2. Những nguyên nhân gây mụn ở mũi

2.1 Sự tấn công của vi khuẩn P.Acnes

Vị trí cư ngụ của vi khuẩn P.Acnes là sâu bên trong các nang lông. Nguồn “dưỡng chất” cung cấp năng lượng cho P.Acnes chính là bã nhờn trên da. Chính vì vậy, khi tuyến bã nhờn tăng hoạt, tiết ra nhiều dầu cũng là lúc loại vi khuẩn này phát triển và gây mụn. Một trong những vùng da có nhiều khuẩn P.Acnes nhất chính là mũi. 


Da nhiễm khuẩn P.Acnes sẽ nổi nhiều mụn

Nó có khả năng tạo ra một lớp Microcomedone không thể quan sát bằng mắt thường. Nếu chúng bị mắc kẹt dưới da và không được xử lý kịp thời thì sẽ phát triển thành mụn bọc. 

2.2 Vệ sinh và chăm sóc da mặt sai cách 

Dù là loại mụn nào thì điều kiện tiên quyết để hình thành chính là lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi nhiều loại tạp chất. Chúng bao gồm: dầu thừa, tế bào da chết, bụi bẩn, cặn bã trang điểm. 

Chính vì vậy, nếu việc rửa mặt không được sạch thì tình trạng nổi mụn ở mũi là chuyện tất yếu. Thêm vào đó, nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không đúng tuần tự quy trình thì nguy cơ mọc mụn viêm cũng rất cao. 

2.3 Tình trạng rối loạn nội tiết tố 

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, các hormone sinh dục phát triển mạnh và gây ra những biến động lớn bên trong cơ thể. Sự mất cân bằng nội tiết này sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, sản xuất nhiều dầu trên da mặt hơn, đặc biệt là vùng mũi. Chính vì vậy, các bạn nam và nữ trong độ tuổi thiếu niên đều dễ mọc mụn. 


Mụn thường mọc ở mũi khi hormone trong cơ thể thay đổi bất thường

Ngoài ra, khi nói về rối loạn nội tiết tố, chúng ta không thể không nhắc đến chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai - sinh nở và tiền mãn kinh ở phái nữ. Điều này giải thích vì sao chị em phụ nữ thường mọc mụn nội tiết nhiều hơn cánh mày râu. 

2.4 Tình trạng căng thẳng kéo dài 

Khi chúng ta rơi vào trạng thái stress, lo âu thì cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều loại hormone gây kích thích tuyến bã nhờn. Điều này cũng giải thích vì sao khi chúng ta áp lực công việc, học hành thi cử thì dễ nổi mụn. 

2.5 Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa thành phần gây kích ứng 

Nhu cầu làm đẹp, chăm sóc da vốn là chuyện muôn thuở. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn những sản phẩm skincare từ các thương hiệu trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, chọn mỹ phẩm thì cần quan tâm đến thành phần bên trong để tránh trường hợp gây dị ứng, kích thích nổi mụn. Những chất dễ gây dị ứng bao gồm cồn, mineral oil/ paraffin (dầu khoáng), hương liệu và chất bảo quản. 

Không những thế, mỹ phẩm độc hại, chất lượng kém còn làm cho da bị yếu đi. Từ đó, vi khuẩn gây mụn dễ xâm nhập và phát tác. 

2.6 Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh 

Một cơ thể thiếu ngủ, thường xuyên thức khuya và dung nạp quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng và đường sẽ hay nổi mụn. 

3. Mụn ở mũi phản ánh vấn đề gì về sức khỏe?

Nếu khu vực mũi thường xuyên nổi mụn, đặc biệt là mụn bọc hay mụn đầu đen thì bạn cần chú ý đến sức khỏe của phổi và tim. 

Không những thế, mụn trên mũi còn có thể liên quan đến rối loạn chức năng gan. Những người mắc bệnh về gan hoặc uống nhiều rượu thường nổi mụn đỏ ở trên mũi. 

4. Các cách phòng ngừa mụn mọc ở mũi 

Trước hết, các bạn hãy ngừng lại thói quen đưa tay lên mặt. Nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ thì đồng nghĩa với việc bạn đã đưa cả một ổ vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc với da mặt, bao gồm cả vùng mũi. 


Vệ sinh tốt cho da mặt luôn là bí quyết nền tảng để ngừa mụn

Đối với vấn đề vệ sinh da mặt, các bạn cần đảm bảo lỗ chân lông được thông thoáng. Muốn như vậy thì nguyên tắc đầu tiên là rửa mặt với sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ, lành tính với tần suất 2 lần/ngày. Các bạn cũng không nên rửa mặt quá nhiều lần vì nó có thể làm mất lượng ẩm vốn có trong da, kích thích tuyến bã nhờn tiết dầu để bù lại và gây mụn. Ngoài ra, các bạn chỉ nên tẩy tế bào chết tối đa 2 lần/tuần. 

Hàng rào bảo vệ cho da khỏe mạnh sẽ ngăn ngừa sự hình thành của mụn. Do đó, các bạn hãy bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời vào ban ngày, cấp ẩm cho da từ sâu bên trong bằng cách uống đủ lượng nước cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với kem dưỡng ẩm phù hợp nhằm duy trì độ pH ổn định trên da. 

Một điều không thể thiếu chính là xây dựng nếp sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, tích cực hoạt động thể chất. Trong thực đơn hàng ngày, các bạn hãy tăng cường lượng rau xanh, trái cây và ưu tiên những món hấp, luộc để da khỏe đẹp!


Ăn uống lành mạnh sẽ hạn chế tình trạng mụn

Khi có mụn ở mũi, các bạn không nên tự ý nặn. Thay vào đó, các bạn hãy đến các cơ sở y tế để khám da và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra, các liệu pháp trị mụn chuyên sâu tại thẩm mỹ viện uy tín cũng mang đến hiệu quả ấn tượng. 

Trong quá trình điều trị mụn tại DK Beauty, dựa trên đặc điểm da của khách hàng mà chúng tôi áp dụng sản phẩm vệ sinh da và lấy nhân mụn phù hợp. Không những thế, liệu pháp chiếu đèn sinh học giúp ức chế nhân mụn, giảm viêm. Để da mau phục hồi thì chúng tôi còn kết hợp điện di tinh chất với khả năng thẩm thấu nhanh gấp 5 lần hình thức bôi ngoài da. 

Để trải nghiệm những điều tuyệt vời này và hiểu rõ hơn về dịch vụ, các bạn hãy liên hệ với DK Beauty nhé!


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Hiểu rõ cơ chế hình thành mụn trứng cá, biết cách phân loại chúng, và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát...

Hỏi và đáp về thuốc trị mụn dạng bôi và dạng uống

Hiểu về thuốc trị mụn dạng bôi và dạng uống, tác dụng và lợi hay hại dành cho làn da. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị...