Cách nhận biết mụn mủ và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Trong những vấn đề da liễu phức tạp, chúng ta không thể không nhắc đến mụn mủ. Nó đã gieo rắc nỗi ám ảnh, sự tự ti cho rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang trong hoàn cảnh này thì chia sẻ bên dưới của DK Beauty chính là cẩm nang gỡ rối! 

1. Đặc điểm giúp bạn phân biệt mụn mủ với các loại mụn khác

1.1. Mụn mủ là gì?

Mụn mủ là một loại mụn viêm với những nốt sưng đỏ ở trên bề mặt da, bên trong có chứa dịch màu trắng hoặc vàng. Dịch mủ này chính là là xác của vi khuẩn sau khi bị hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt. 


Mụn mủ ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của làn da

Mụn mủ thường xuất hiện trên mặt - cụ thể là trán, thái dương, mũi, hai bên má, quai hàm, xung quanh miệng và cằm. 

1.2. Hình thức bên ngoài và tính chất bên trong của mụn mủ

Trước hết, mụn mủ sưng tấy và có kích thước lớn, dao động trong khoảng 5 - 10mm. Đầu mụn thường có màu trắng hoặc vàng. Vùng da xung quanh nốt mụn tấy đỏ. 

Khi chạm tay vào mụn mủ thì sẽ thấy đau rát. Loại mụn này rất dễ tổn thương. Khi mụn vỡ thường để lại sẹo lỗ và vết thâm trên da. Không những thế, dịch mủ có thể gây viêm nhiễm cho các vùng da lân cận.

Tình trạng viêm nhiễm càng nặng thì mức độ sưng đỏ càng cao, cảm giác đau nhức cũng rõ ràng hơn. 

2. Nguyên nhân khiến da bị mụn mủ là gì?

2.1. Tăng sinh vi khuẩn P.Acnes trên da 

P.Acnes là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí. Nó có mặt trong các nang lông và tuyến bã nhờn. Nguồn dinh dưỡng nuôi sống loại vi khuẩn này chính là bã nhờn (dầu) trên da. 


Vi khuẩn Propionibacterium acnes là thủ phạm số 1 gây ra mụn mủ

Thông thường, P. acnes tồn tại trên da một cách hòa bình. Tuy nhiên, khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, tế bào da chết, mồ hôi, bụi bẩn, cặn mỹ phẩm... thì P. Acnes sinh trưởng mạnh mẽ. Chính sự gia tăng số lượng bất thường này đã gây ra phản ứng viêm và khiến da nổi mụn mủ. 

2.2. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Vai trò của tuyến bã nhờn là sản sinh dầu để giữ ẩm một cách tự nhiên cho làn da. Khi nó hoạt động quá mạnh thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Như đã chia sẻ ở trên, nguồn bã nhờn này nuôi dưỡng vi khuẩn P. acnes. Chúng tấn công vào vùng da có mụn, gây viêm nhiễm và tạo dịch mủ. 


Bã nhờn dư thừa thúc đẩy mụn mủ hình thành

Dưới đây là những tác nhân khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức:

  • Rối loạn hormone trong cơ thể (điển hình là tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh).
  • Tần suất tẩy tế bào chết quá dày làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết nhiều dầu hơn, tăng sinh bã nhờn.
  • Thói quen thức khuya hoặc trạng thái stress cũng khiến da đổ nhiều dầu. Khi chúng ta căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol. Khi lượng hormone này tăng cao thì quá trình oxy hóa của acid béo tự do trong tế bào cũng được thúc đẩy, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này góp phần vào việc kích thích sự phát triển của tuyến bã nhờn.
  • Chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, sử dụng nhiều đường tinh luyện kích thích sản sinh ra hormone peptide, làm cho da liên tục tiết dầu.
  • Với những ai có làn da nhờn, dễ nổi mụn thì các thành phần trong kem dưỡng ẩm như bơ hạt mỡ, dầu dừa sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc, đổ dầu nhiều hơn.

2.3. Sự tích tụ của chất bẩn, vi khuẩn 

Lỗ chân lông tích tụ tế bào da chết, bụi bẩn, mỹ phẩm, hóa chất độc hại... là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây mụn hoành hành. Chính vì vậy, nếu việc vệ sinh da, tẩy trang không được thực hiện cẩn thận và đúng cách thì nguy cơ mụn mủ viêm nhiễm là rất cao. 

Ngoài những lý do nêu trên thì cần kể đến trường hợp mụn mủ phát triển từ mụn nhọt. Nó sẽ xuất hiện nếu làn da gặp phải vấn đề nhiễm trùng nang lông. Loại mụn này có kích thước lớn hơn, chứa nhiều dịch mủ hơn và gây đau đớn dữ dội. 

3. Giải đáp một số thắc mắc về điều trị mụn mủ

3.1. Có nên nặn mụn mủ không?

Câu trả lời là tuyệt đối không! Mụn mủ là do vi khuẩn gây ra. Khi bạn cố ý làm vỡ mụn thì dịch mủ bên trong tràn ra ngoài, rất dễ lây nhiễm chéo. 


Tuyệt đối không sờ, nặn mụn mủ

Chưa kể đến việc bàn tay của chúng ta cầm, nắm và tiếp xúc với nhiều thứ, tích tụ nhiều vi khuẩn. Việc dùng tay nặn mủ có thể đưa thêm vi khuẩn vào vùng da có mụn, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, việc điều trị sẽ càng thêm khó khăn. 

Ngay cả khi tay bạn đã được vệ sinh sạch sẽ, có dụng cụ y tế hỗ trợ thì vẫn không nên tự nặn mụn mủ. Nếu sai kỹ thuật và phương pháp, hậu quả để lại chính là vết thâm và sẹo. 

3.2. Dùng miếng lột mụn để loại bỏ mụn mủ được không?

Thành phần của miếng dán mụn thường có Hydrocolloid. Hoạt chất này có khả năng thấm hút dịch tiết nhanh chóng.

Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp giải quyết tận gốc vấn đề mụn mủ. Nếu lạm dụng thì lỗ chân lông sẽ to ra và hình thành sẹo đáy nhọn. Chưa kể đến việc lột mụn có thể khiến làn da nhạy cảm bị kích ứng. 

3.3. Những loại thuốc nào được dùng để trị mụn mủ?

Benzoyl peroxide

Hoạt chất này có thể chống lại Propionibacterium acnes - vi khuẩn gây ra mụn mủ. Khi mới điều trị, bạn chỉ nên dùng một lớp gel Benzoyl peroxide mỏng - nồng độ 5% để bôi lên da. Trong nhiều loại sữa tắm toàn thân, sữa rửa mặt... cũng có thành phần Benzoyl peroxide với nồng độ thấp hơn. 


Cách Benzoyl peroxide trị mụn mủ

Retinoids bôi tại chỗ

Hợp chất dẫn xuất vitamin A có trong tự nhiên này thường được ứng dụng vào việc trị mụn mủ. Retinoids giúp cuốn trôi bụi bẩn, tế bào chết và giảm tiết bã nhờn, ngăn ngừa viêm nhiễm. 

Phụ nữ đang mang bầu cần tránh sử dụng Retinoids bởi nó không an toàn cho thai nhi. 

Acid Salicylic

Loại thuốc này có hai công dụng nổi bật. Thứ nhất là giúp lỗ chân lông thông thoáng bằng cách loại bỏ tế bào da chế. Thứ hai là ngăn ngừa viêm nhiễm, làm giảm cảm giác đau nhức và ngứa ngáy do mụn gây ra. 

Thuốc kháng sinh 

Kháng sinh bôi trực tiếp vào vị trí nổi mụn mủ thường có Clindamycin và Erythromycin.


Dùng thuốc kháng sinh trị mụn cần có sự chỉ định của bác sĩ

Đối với đường uống, các loại kháng sinh thường được kê đơn là Tetracycline, Clindamycin hoặc Minocycline. Thông thường, việc sử dụng kháng sinh không nên quá 3 tháng và phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

4. Phương pháp chăm sóc da khi bị mụn mủ

4.1 Quy trình chăm sóc da khi bị mụn mủ

Quy trình này không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, giảm viêm, mà còn ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, đồng thời hỗ trợ quá trình lành thương một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Bước 1: Đắp gạc ấm lên vùng tổn thương hoặc dùng khăn sạch ngâm nước ấm (không sử dụng nước quá nóng) để làm giảm đau vùng mụn. 

Bước 2: Đắp mỗi lần 5-10 phút; 3-4 lần/ngày. Đắp đến khi lành hẳn.

Bước 3: Khi mủ vỡ, bạn nên che vết thương bằng gạc vô trùng, vẫn đắp gạc vô khuẩn để dưỡng ẩm cho da. Tránh để vết thương khô để hạn chế để lại sẹo. 

4.2 Một số lưu ý khi chăm sóc da mụn mủ: 

  • Tránh dùng kim chọc vì có khả năng sẽ đưa vi khuẩn xuống sâu hơn và làm nhiễm trùng nặng hơn.
  • Cần vô trùng dụng cụ trước khi thao tác, an toàn nhất khách hàng nên đến cơ sở y tế để xử lý.
  • Khi vùng mụn mủ quá đau có thể dùng Paracetamol (500mg)/lần cách nhau 4-5 tiếng).
  • Giữ vùng da tổn thương sạch sẽ, không sờ và giảm tối đa cọ sát.
  • Mụn sẽ tự lành từ 1-3 tuần, nếu thời gian lâu hơn bạn nên khám tại trung tâm y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa. 

5. Các liệu pháp trị mụn mủ hiện đại tại DK Beauty

Mỗi khách hàng đến với chúng tôi đều được thăm khám, soi da phân tích và cung cấp phương hướng điều trị mụn thích hợp.

Khi bước vào quá trình trị mụn, các bạn sẽ được vệ sinh da bằng những sản phẩm lành tính. Sau đó là quá trình xông hơi, lấy sạch nhân mụn với phương pháp thích hợp, dụng cụ sát khuẩn. 

Yếu tố làm nên sự khác biệt với phương pháp điều trị truyền thống là quá trình chiếu đèn sinh học. Nguồn ánh sáng đỏ giúp làm dịu da, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, đau nhức, sưng tấy. Trong khi đó, nguồn ánh sáng xanh có tác dụng ức chế nhân mụn, ngăn ngừa tái phát. 


Ánh sáng sinh học giúp trị mụn tận gốc và tái tạo da

Đối với trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay da sinh học với sản phẩm peel da xuất xứ châu Âu. Không dừng lại ở việc trị mụn, DK Beauty còn thực hiện điện di tinh chất, đẩy tế bào gốc. Với hình thức này, các dưỡng chất thẩm thấu vào da nhanh gấp 5 lần so với cách bôi thông thường. 

Chính vì vậy, DK Beauty là địa chỉ uy tín dành cho những quý khách hàng cần trị mụn an toàn, hiệu quả, không để lại sẹo thâm! 


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Hiểu rõ cơ chế hình thành mụn trứng cá, biết cách phân loại chúng, và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát...

Hỏi và đáp về thuốc trị mụn dạng bôi và dạng uống

Hiểu về thuốc trị mụn dạng bôi và dạng uống, tác dụng và lợi hay hại dành cho làn da. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị...