Những lý do dẫn đến mụn cằm và cách cải thiện tình trạng da

Cằm là vị trí yêu thích của nhiều loại mụn khác nhau. Trong đó có thể kể đến mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc... Mụn cằm khiến cho diện mạo của chúng ta kém sắc và nó có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào dù là nam hay nữ. 

Ngày hôm nay, DK Beauty sẽ cùng các bạn tìm hiểu những tác nhân khiến cằm nổi mụn kèm theo cách điều trị thích hợp! 

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mụn cằm 

1.1 Mụn cằm do vệ sinh da mặt không đúng cách 

Nằm ở vùng chữ T của khuôn mặt, tuyến bã nhờn dưới cằm hoạt động mạnh. Nếu da mặt không được tẩy trang, làm sạch kỹ càng thì các tạp chất, bụi bẩn sẽ kết hợp với bã nhờn để gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho cằm nổi mụn. 


Ở cằm có nhiều bã nhờn, nếu vệ sinh không kỹ thì dễ nổi mụn

Bên cạnh đó, việc sử dụng sữa rửa mặt hoặc sản phẩm tẩy tế bào da chết không phù hợp với đặc điểm của da cũng gây ra tác dụng phụ. Điển hình là những sản phẩm có độ pH cao, tính tẩy mạnh sẽ làm cho da khô; tẩy tế bào da chết khi áp dụng với da nhạy cảm sẽ gây ra tổn thương. Trong những trường hợp này, hàng rào bảo vệ da sẽ bị yếu đi, vi khuẩn gây mụn dễ xâm nhập vào các lỗ chân lông. 

1.2 Mụn cằm do lông mọc ngược vào da 

Đây là hình huống mà nam giới rất dễ gặp phải do thói quen cạo râu. Khi cạo râu quá sát bề mặt da cùng với lực kéo căng sẽ gây ra kích ứng. Các sợi râu sẽ có xu hướng mọc ngược vào bên trong. Hiện tượng này sẽ kéo theo các phản ứng viêm và hình thành mụn cằm. Ngoài ra, những vị trí này có thể bị mưng mủ. 


Cạo râu không đúng kỹ thuật cũng gây mụn cằm và các tổn thương trên da

1.3 Mụn cằm do dị ứng mỹ phẩm hoặc đắp mặt nạ sai cách

Hiện nay, nhu cầu chăm sóc da rất phát triển, đặc biệt là da mặt. Trên thị trường mỹ phẩm có nhiều thương hiệu và sản phẩm khác nhau để các tín đồ skincare chọn lựa. 

Bên cạnh những sản phẩm chất lượng thì cũng có những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng thành phần độc hại. Hay thậm chí là mỹ phẩm tốt nhưng không phù hợp với làn da thì cũng phản tác dụng. Làn da sẽ thường “biểu tình” bằng cách nổi mụn. 

Tiếp theo, chúng ta cùng phân tích việc đặt mặt nạ. Đây là một bước skincare được yêu thích bởi nó vừa cung cấp các dưỡng chất cho da, vừa tạo cảm giác khoan khoái, thư giãn. Tuy nhiên, có những người sau khi đắp mặt nạ lại bị nổi mụn, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?


Hãy lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với đặc điểm của da để tránh nổi mụn cằm

Trước khi đắp mặt nạ, nếu bạn không rửa mặt sạch sẽ thì các dưỡng chất không thể thẩm thấu vào da. Thêm vào đó, việc đắp mặt nạ quá lâu, tần suất quá dày cũng khiến làn da trở nên bí bách, lượng ẩm trên da khó lưu thông. Những thói quen sai lầm khi đắp mặt nạ cũng là thủ phạm khiến cằm lên mụn. 

1.4 Mụn cằm do sự thay đổi nội tiết tố 

Dẫn chứng tiêu biểu nhất là hiện tượng nổi mụn cằm ngay trước khi kỳ kinh nguyệt đến. Chúng ta hoàn toàn có thể giải thích điều này bằng kiến thức sinh học. 

Theo đó, vào nửa đầu chu kỳ, lượng estrogen trong máu sẽ tăng cao nhưng đến nửa sau thì lượng progesterone sẽ dần áp đảo. Đây chính là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều testosterone hơn. Loại hormone này làm tăng kích thước và thúc đẩy hoạt động của các tuyến dầu trên da. 

Chính vì vậy, lượng bã nhờn được sản xuất “ồ ạt”, gây bít tắc lỗ chân lông. Hệ quả là vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, phát triển về số lượng và tạo ra các vết mụn. 

Mụn cằm do rối loạn nội tiết sẽ gắn liền với con người xuyên suốt độ tuổi trưởng thành và đặc biệt phổ biến ở nữ giới. 

1.5 Mụn cằm do thiếu ngủ, căng thẳng stress

Những người có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress kéo dài sẽ dễ nổi mụn hơn những người sinh hoạt lành mạnh, tinh thần thoải mái. 

Khi chúng ta căng thẳng thì cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều cortisol. Loại hormone này gắn bó mật thiết với hoạt động sản xuất bã nhờn. Bởi vậy mà da dễ nổi mụn, nhất là vị trí cằm. 


Tâm trạng căng thẳng cũng thúc đẩy da nổi mụn, nhất là ở vùng cằm

Thêm vào đó, nếu để cơ thể thiếu ngủ thì sẽ tăng sự đề kháng insulin. Tình trạng này có thể làm tăng glucose trong máu và dẫn đến mọc mụn dưới cằm. Không những thế, làn da của người bị rối loạn giấc ngủ còn xỉn màu, kém sức sống. 

1.6 Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh gây mụn cằm 

Những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, fastfood thường kích thích vị giác nhưng cũng khiến cho da đổ mồ hôi và tiết bã nhờn nhiều hơn. Tình trạng này dễ làm lỗ chân lông bít tắc và nổi mụn. 

Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân gây mụn cằm, nhất là đồ ngọt công nghiệp. Loại thực phẩm này khi ăn sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh, kích thích bài tiết insulin khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh hơn và hình thành mụn. Cơ chế này cũng tương tự như khi bạn uống quá nhiều sữa bò. 

Việc thường xuyên sử dụng đồ uống chứa caffeine với lượng lớn cũng làm cho da dễ nổi mụn, bao gồm cả mụn cằm.


Cơ chế dinh dưỡng tác động lớn đến việc nổi mụn

1.7 Dùng thuốc tránh thai để trị mụn và ngừng đột ngột

Trên thực tế, việc uống thuốc tránh thai có thể giúp ngừa mụn và trị mụn. Nguyên nhân là do thuốc này có tác dụng làm giảm nội tiết tố androgen, gián tiếp hạn chế sản xuất bã nhờn trên da. Tuy nhiên, nếu đang dùng thường xuyên mà ngừng đột ngột thì sẽ khiến hormone androgen quay lại và gây mụn. 

Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn còn do thói quen sờ tay lên cằm, các vật dụng như dụng cụ trang điểm, khẩu trang, chăn và vỏ gối không được vệ sinh thường xuyên. 

2. Điều trị mụn cằm bằng cách nào?

2.1 Kem trị mụn cằm 

Trong trường hợp tình trạng mụn nhẹ, số lượng ít, kích thước nhỏ thì các bạn có thể sử dụng kem trị mụn tại chỗ. Thành phần của những sản phẩm này giúp làm sạch lỗ chân lông và diệt khuẩn. Các bạn có thể tham khảo các loại kem chứa benzoyl peroxide, acid salicylic hay kháng sinh. 


Sử dụng thuốc trị mụn dạng kem/gel để bôi trực tiếp lên da

Hoạt chất retinoids cũng được ứng dụng trong trị mụn nhưng không dành cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú. 

2.2 Thuốc uống trị mụn cằm 

Những loại thuốc trị mụn đường uống được kể tên dưới đây bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc và những biến chứng nguy hiểm. 

  • Thuốc kháng sinh toàn thân: giúp giảm vi khuẩn trên da ở diện rộng, nhóm kháng sinh phổ biến nhất là tetracyclin.
  • Isotretinoin: thuốc dành cho trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng khi các phương pháp trị liệu khác không mang lại hiệu quả.
  • Thuốc điều chỉnh hormone: loại thuốc này có tác dụng trị mụn thông qua việc cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

2.3 Các liệu trình trị mụn cằm chuyên sâu 

  • Lấy nhân mụn chuẩn y khoa bởi nhân viên y tế (Extraction): phương pháp này cần đến dụng cụ chuyên nghiệp, được vô trùng để gắp bỏ nhân mụn. Nó phù hợp với tình trạng mụn u nang, mụn có kích thước lớn.
  • Thay da sinh học (Chemical peels): các hoạt chất chứa acid tự nhiên - tiêu biểu là acid trái cây sẽ giúp lấy đi tế bào da chết, giảm số lượng vi khuẩn trên da, giúp cồi mụn khô nhanh. Không những thế, peel da còn làm tăng tốc độ tái tạo tế bào để da nhanh chóng khoác lên diện mạo mới trẻ trung, mịn màng hơn.
  • Liệu pháp quang học: các công nghệ laser, ánh sáng sinh học... sẽ sử dụng bước sóng thích hợp để tiêu diệt khuẩn mụn, phá vỡ thế tắc nghẽn ở lỗ chân lông và kích thích tăng sinh collagen, làm mờ thâm mụn và không để lại sẹo.


Khi mụn cằm viêm nhiễm nặng thì cần đến sự can thiệp chuyên sâu

Khi điều trị mụn tại DK Beauty, quý khách sẽ được trải nghiệm công nghệ chiếu đèn sinh học hiện đại. Không những thế, chúng tôi còn kết hợp điện di tinh chất. Nhờ đó, các dưỡng chất nhanh chóng thẩm thấu sâu vào bên trong và nuôi dưỡng tế bào, giúp da nhanh phục hồi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đưa dược mỹ phẩm châu Âu vào trong quá trình điều trị. 

Với những thế mạnh nêu trên kết hợp với tay nghề và trình độ chuyên môn cao, quý khách chắc chắn sẽ hài lòng về chất lượng dịch vụ!


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Hiểu rõ cơ chế hình thành mụn trứng cá, biết cách phân loại chúng, và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát...

Trị mụn bọc bằng cách nào không để lại sẹo thâm trên da?

Khám phá các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả không để lại sẹo thâm trên da. Bảo vệ làn da của bạn khỏi tổn thương và duy trì vẻ...