Top 7 cách trị mụn tại nhà đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém

Khi da bị nổi mụn, chúng ta thường có tâm lý mặc cảm về ngoại hình và muốn nhanh chóng loại bỏ chúng. Bên cạnh những liệu pháp y khoa hiện đại thì cũng có nhiều cách trị mụn tại nhà từ những chất liệu quen thuộc, có sẵn trong vườn nhà. Đề tài thú vị này sẽ được chia sẻ chi tiết hơn ở bài viết bên dưới của DK Beauty!

1. Cách trị mụn tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên

1.1 Trị mụn bằng chanh

Trước tiên, chúng ta cần hiểu được vì sao chanh tươi có tác dụng trị mụn. Loại quả này sở hữu lượng acid citric dồi dào. Acid citric lại có khả năng trung hòa dầu thừa nên giúp giảm lượng bã nhờn tích tụ trên da. Thành phần này còn sát trùng, khử khuẩn và chống viêm. 

Thêm vào đó, acid citric là một dạng của AHA nên có thể loại bỏ tế bào chết. Khi kết hợp với lượng vitamin C trong chanh, nó đẩy nhanh quá trình tái tạo da, làm mờ vết tăng sắc tố do mụn viêm gây ra, ngăn ngừa nguy cơ để lại vết thâm. 


Acid hữu cơ trong chanh giúp khử khuẩn, làm sạch da

Cách đơn giản nhất để trị mụn bằng chanh là các bạn vắt lấy nước cốt, sau đó dùng bông tẩy trang hoặc tăm bông thấm vào, thoa nhẹ lên vùng da mụn. Các bạn để cho da nghỉ khoảng 5 phút rồi rửa sạch với nước lạnh. 

Khi nước cốt chanh được vắt ra khỏi vỏ thì các bạn nên dùng luôn, tránh tình trạng bị oxy hóa. Tuyệt đối không dùng nước cốt chanh để qua đêm để tránh nhiễm khuẩn. 

Ngoài ra, các bạn có thể tận dụng cả vỏ chanh để loại bỏ những hạt mụn xấu xí bởi nó chứa nhiều enzym thiết yếu, vitamin C, acid alpha hydroxy và nhiều khoáng chất. Ở đây, chúng ta cần một lượng vỏ chanh đem phơi nắng nhưng không để quá khô. Tiếp theo, các bạn đem xay nhuyễn với một ít nước sạch để tạo độ sệt. 

Sau khi da mặt được vệ sinh cẩn thận, các bạn đắp mặt nạ vỏ chanh lên vùng bị mụn, thư giãn 15 phút. Cuối cùng là rửa lại mặt và thấm khô bằng khăn mềm. 

Cách trị mụn tại nhà bằng chanh có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu bạn áp dụng quá thường xuyên. Ở đây, chúng tôi xin được đề cập đến những phản ứng tiêu biểu, bao gồm:

  • Làm khô da, gây ngứa hoặc nóng rát;
  • Da bị bào mòn và đỏ;
  • Tiêu diệt cả vi khuẩn tốt.
  • Tăng nguy cơ cháy nắng.


Da mặt vốn mỏng, không nên lạm dụng nước cốt chanh trị mụn

Nước cốt chanh có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Đối với da khô thì nó sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên. Việc dùng chanh trị mụn phù hợp với những người da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu. Các bạn nên thực hiện vào buổi tối và đừng quên bôi kem dưỡng ẩm cho da trước khi đi ngủ!  

1.2 Trị mụn bằng nghệ

Bạn có biết vì sao các sản phẩm trị mụn thường sử dụng thành phần curcumin trong củ nghệ tươi? 

Hoạt chất curcumin có tính kháng khuẩn, chống viêm vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, nó có thể tác động trực tiếp lên nốt mụn, làm giảm các triệu chứng sưng viêm một cách nhanh chóng. Thêm vào đó là kiểm soát tình trạng oxy hóa, làm mờ sẹo thâm, hỗ trợ da sớm phục hồi sau mụn. 


Nghệ là nguyên liệu quen thuộc trong các sản phẩm trị mụn

Để trị mụn với nghệ tươi, các bạn hãy thái củ nghệ thành từng lát mỏng. 

Sau khi da mặt đã được rửa sạch và thấm khô, bạn đắp các lát nghệ trực tiếp lên những nốt mụn. Bạn có thể để vài tiếng hoặc qua đêm rồi rửa sạch. 

Với hình thức này, tinh chất bột nghệ sẽ thẩm thấu từ đầu nốt mụn vào sâu bên trong, tiêu diệt ổ vi khuẩn, cải thiện tình trạng sưng đỏ và ngứa, kiểm soát bã nhờn. Không dừng lại ở đó, lượng curcumin có trong nghệ tươi còn kích thích sản xuất collagen và elastin. Đây chính là cơ chế thúc đẩy tái tạo tế bào da. 

Tuy nhiên, việc sử dụng trực tiếp như vậy sẽ khiến vùng da đắp nghệ sẽ bị vàng và khó rửa. 

Các bạn có thể tham khảo cách khác là kết hợp nghệ và sữa tươi. Theo đó, bạn xay nhuyễn nghệ, chắt lấy nước cốt rồi trộn cùng sữa. Tiếp theo, bạn lấy bông gòn thấm vào hỗn hợp này rồi thoa lên vùng da nổi mụn. Hãy để nguyên như vậy trong thời gian 15 phút rồi rửa sạch với nước mát. Cách làm này vừa giúp trị mụn, vừa cấp ẩm cho da. 


Mặt nạ nghệ + sữa tươi giúp trị mụn và làm da sáng mịn

Theo lời khuyên của các chuyên gia, những người có cơ địa dị ứng và phụ nữ mang thai không nên trị mụn bằng nghệ tươi. Xin được lưu ý, nghệ có thể làm cho da nhạy cảm hơn với tia nắng mặt trời. 

1.3 Trị mụn bằng nha đam

Cây nha đam còn được biết đến với tên gọi khác là lô hội. Phần ruột (gel) nha đam thường được ứng dụng để chăm sóc da, bao gồm cả trị mụn. 

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong nha đam một lượng lớn acid cinnamic và acid salicylic. Chúng có tác dụng ngăn chặn hoạt động của histamin - chất tham gia vào phản ứng viêm. Do đó, dưỡng chất từ nha đam chống viêm, hỗ trợ làm dịu da, giảm sưng tấy do mụn trứng cá.


Tinh chất nha đam có thể trị mụn viêm. 

Hai loại acid nêu trên cùng với nguồn enzyme dồi dào trong nha đam còn loại bỏ tế bào da chết, góp phần làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa mầm mống hình thành mụn mới. 

Gel nha đam còn sở hữu các loại vitamin A, C và E nên có khả năng hạn chế quá trình tổng hợp sắc tố melanin trên da, loại bỏ vết thâm từ mụn. Không những thế, gel nha đam chứa đến 20 loại acid amin đóng vai trò cấu tạo protein, trong đó có collagen. Đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn trong việc tái tạo da sau những tổn thương từ việc nặn nhân mụn. 

Thêm vào đó, gel nha đam mọng nước còn là nguồn cung cấp độ ẩm tuyệt vời cho làn da. Đặc biệt, nó phù hợp với mọi loại da, trong đó có cả da nhạy cảm. 

Nếu trong nhà có sẵn nha đam tươi, các bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây để trị mụn nhé!

  • Bước 1: Các bạn rửa sạch lá nha đam để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó cắt vỏ và lấy phần gel trong suốt bên trong.
  • Bước 2: Bạn vệ sinh da với sữa rửa mặt và nước ấm. Thao tác này sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, thẩm thấu các dưỡng chất của nha đam một cách tối ưu.
  • Bước 3: Thoa một lớp gel nha đam mỏng lên vị trí mọc mụn hoặc toàn bộ khuôn mặt. Bạn hãy để gel khô tự nhiên trong thời gian khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Rửa sạch mặt bằng nước ấm để cuốn trôi bụi bẩn, tạp chất và tế bào da chết.

Cách trị mụn tại nhà bằng nha đam có thể thực hiện từ 2 đến 3 lần trong 1 tuần. Các bạn không nên lạm dụng vì sẽ gây ra tình trạng dư thừa dưỡng chất, vô tình làm cho da dễ nổi mụn hơn. 

Thêm vào đó, khi sơ chế lá nha đam để tách lấy gel, các bạn cần loại bỏ hoàn toàn phần nhựa màu vàng. Nó có tên là latex, một chất gây mẩn ngứa, kích ứng trên da. 

1.4 Trị mụn bằng nước vo gạo

Phương pháp này tưởng chừng như mới lạ nhưng thực ra đã được phụ nữ thời xưa sử dụng để làm đẹp. Cụ thể là thói quen rửa mặt với nước vo gạo. 

Trong nước vo gạo có chứa 2 hoạt chất chống viêm là acid ferulic và allantoin. Chính vì vậy, nó được xem là rất phù hợp để trị mụn đầu đen, mụn cám, mụn mủ cấp độ nhẹ. Các loại vitamin B5, C và E từ nước vo gạo còn thúc đẩy sản xuất collagen, nuôi dưỡng tế bào da mới trắng hồng. 

Ngoài ra, thành phần của loại nước này còn cân bằng độ pH, kiểm soát việc bài tiết chất nhờn trên da, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn phát triển. 

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách trị mụn tại nhà với nước vo gạo. 

Bước 1: Bạn vo gạo sơ qua 1 lần để loại bỏ tạp chất. 

Bước 2: Bạn thực hiện vo gạo thật kỹ, chắt bỏ phần nước trong và giữ lại phần nước chứa bột cám lắng xuống. 

Bước 3: Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để vệ sinh da mặt, thấm khô bằng khăn mềm và sạch. 

Bước 4: Sử dụng bông gòn để chấm vào nước vo gạo, thoa lên mặt. Ngoài ra, các bạn có thể dùng tay để massage da mặt. Sau 15 phút để khô tự nhiên thì bạn có thể rửa sạch mặt với nước. 


Bột cám từ nước vo gạo được đắp lên vùng da mụn.

Việc sử dụng nước vo gạo để trị mụn có thể thực hiện 2 - 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu gạo chứa hóa chất thì sẽ gây hại cho da, điển hình như việc dị ứng với chất chống mối mọt. 

1.5. Trị mụn bằng rau diếp cá

Với hàm lượng nước lên đến 80%, rau diếp cá có tác dụng cân bằng cực tốt, phù hợp với những người da dầu mụn. Thêm vào đó, chất betalain trong loại rau này giúp chống viêm, kháng khuẩn. 

Nhắc đến rau diếp cá, chúng ta không thể bỏ qua hoạt chất Lycopen. Nó có tác dụng làm mờ nám, tàn nhang và cả vết thâm do mụn gây ra. 


Rau diếp cá mát lành, giảm mụn viêm

Đặc biệt, trong lá diếp cá có chứa decanoyl-acetaldehyd, chất này mang đặc tính của một kháng sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc nó có thể kháng khuẩn, tiêu biểu là ức chế tụ cầu vàng - nguyên nhân gây ra mụn nhọt. 

Đắp mặt nạ rau diếp cá được xem là giải pháp để trị mụn ẩn, mụn đầu đen tại nhà. 

Mỗi lần thực hiện, các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 10 lá rau, đem ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch để loại bỏ tạp chất bám bên trên bề mặt. Bước tiếp theo, bạn xay nhuyễn lá rau diếp cá, bỏ bã lấy nước cốt. 

Khi da mặt đã được làm sạch, bạn lấy bông tẩy trang thấm vào nước cốt rau diếp cá và thoa lên da. Trong quá trình thực hiện, bạn cần tránh vùng mắt. Khi toàn bộ vùng da cần trị mụn đã được thoa nước cốt rau diếp cá, bạn để nguyên trong 15 phút. Cuối cùng là rửa lại mặt thật sạch với nước lạnh. 

Mỗi tuần, bạn chỉ nên đắp mặt nạ diếp cá từ 2 đến 3 lần để tránh tình trạng “bội thực” dưỡng chất, gây ra tác dụng phụ. 

Ngoài ra, với tác dụng thanh nhiệt giải độc từ bên trong, các bạn có thể uống nước rau diếp cá để trị các loại mụn nóng, mụn nội tiết. 

1.6 Trị mụn bằng mật ong

Không chỉ ngọt ngào và sánh quyện, mật ong còn có tác dụng trong việc trị mụn. Khi được bôi lên da, lượng glucose oxidase có trong mật ong sẽ biến đổi thành hydrogen peroxide. Hoạt chất này được đánh giá cao trong việc làm giảm mụn viêm. Nó đẩy phân tử oxy vào ổ mụn viêm khiến những vi khuẩn kỵ khí nhanh chóng bị loại bỏ, tiêu biểu là P.acnes - nguyên nhân gây mụn hàng đầu. 

Ngoài ra, hydrogen peroxide còn giúp tẩy tế bào da chết, kiểm soát lượng dầu thừa ở trên da. 


Cách trị mụn của hydrogen peroxide trong mật ong tương đương benzoyl peroxide

Với mụn viêm đỏ, mật ong có khả năng “hút” tạp chất, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. 

Không những thế, mật ong còn sở hữu nhiều chất chống oxy hóa, acid béo, acid amin, peptit và vitamin B. Chúng có tác dụng làm dịu vùng da bị mụn, giảm sưng đỏ và làm mờ vết thâm. 

Có nhiều cách khác nhau để khai thác hiệu quả trị mụn của mật ong. Dễ thực hiện nhất là sử dụng mật ong nguyên chất. Các bạn chỉ việc rửa mặt thật sạch, dùng bông tăm nhúng vào mật ong và chấm lên nốt mụn. Thư giãn trong 10 phút, bạn rửa lại mặt và tiếp tục hoàn tất quy trình skincare. 

Ngoài ra, các bạn có thể thực hiện một cách khác, đảm bảo vừa đơn giản, vừa nhanh. Đó chính là hòa mật ong với đường nâu theo tỷ lệ 1:1 (mỗi thứ chỉ cần 1 muỗng là vừa đủ). Sau đó, bạn massage da mặt với hỗn hợp này khoảng 3 - 4 phút rồi rửa lại với nước lạnh. 

Tuyệt đối không để mật ong quá lâu trên da vì nó có thể hút các loại bụi trong không khí, khiến cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn. 

1.7 Trị mụn bằng tỏi

Trong ẩm thực, tỏi là loại gia vị cực tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp điều trị cảm cúm... Không dừng lại ở đó, nó còn được ghi nhận với vai trò là nguyên liệu trị mụn. 

Trước hết, tỏi giúp kháng khuẩn mạnh mẽ, giảm sưng, tiêu mủ với sự hiện diện của các hoạt chất allicin, sulphur và diallyl disulfide. Chúng chính là những kháng sinh tự nhiên giúp vùng da nổi mụn bớt sưng đỏ và giảm đau. 


Tỏi có nhiều kháng sinh giúp giảm sưng viêm cho mụn

Các nhóm vitamin B và E được tìm thấy trong tỏi giúp chữa lành những tổn thương trên da, ngăn ngừa việc để lại sẹo mụn cũng như làm mờ thâm.

Không những thế, với hàng loạt các khoáng chất như phốt pho, magiê hay canxi, tỏi còn nâng cao sức đề kháng của làn da trước các tác nhân bên ngoài môi trường. Đây cũng chính là cách để ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn.

Muốn trị mụn bằng tỏi đúng cách, chúng ta nên làm như thế nào?

Các bạn cần biết rằng tinh dầu tỏi hoạt động rất mạnh. Nếu như làn da của bạn quá nhạy cảm, việc đắp tỏi trực tiếp lên nốt mụn có thể gây ra cảm giác đau rát như bị bỏng. 

Chính vì vậy, chúng ta cần chuyển sang một phương án an toàn hơn. Đó là tách vỏ, nghiền nhuyễn tỏi tươi và hòa với một ít nước lọc. Hoạt chất allicin của tỏi chỉ được giải phóng khi có lực tác động thật lớn. Bởi vậy, muốn phát huy công dụng thì tỏi càng nhuyễn càng tốt. 

Sau đó, bạn dùng tăm bông y tế chấm vào hỗn hợp này, chấm lên vùng da bị mụn đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó. Trong trường hợp số lượng mụn quá nhiều, các bạn có thể thoa dàn trải như đắp mặt nạ. 

Các bạn chỉ cần đợi khoảng 10 phút là có thể rửa lại da mặt thật sạch bằng nước mát. 

*Lưu ý: Sau khi nghiền/đập dập tỏi, các bạn cần sử dụng ngay lập tức vì hàm lượng allicin sẽ giảm dần theo thời gian. Các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt chất này giảm xuống còn 63% sau một phút tiếp xúc với không khí. 

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau khám phá 7 nguyên liệu phổ biến nhất khi trị mụn tại nhà kèm theo cách thực hiện. Trên thực tế, mật ong có thể được kết hợp với một trong các nguyên liệu còn lại để nhân đôi sức mạnh. Ví dụ như đắp mặt nạ mật ong + tỏi nghiền. 

2. Một số lưu ý khi muốn áp dụng các cách trị mụn tại nhà

Trước tiên, các bạn cần hiểu rõ về làn da của mình. Cụ thể là da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp hay da nhạy cảm. 

Thêm vào đó, bạn cần chắc chắn nguyên liệu mà mình sử dụng không gây kích ứng cho da. Cách kiểm tra vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thoa một ít nguyên liệu đã chuẩn bị lên cổ tay. Sau 5 phút, nếu da không có dấu hiệu gì bất thường thì các bạn có thể dùng cho vùng mặt. Ngược lại, nếu xảy ra trường hợp da tấy đỏ, nóng rát khó chịu thì các bạn không nên cố chấp thực hiện. 

Khi nào có thể áp dụng các cách trị mụn tại nhà? Những mẹo trị mụn được chia sẻ bên trên phù hợp với tình trạng mụn nhẹ, số lượng ít. 

Mặc dù các nguyên liệu tự nhiên được nhắc đến đều rất tốt cho da nhưng cách khai thác thô sơ không thể phát huy tối đa tác dụng trong việc loại bỏ, ngăn chặn mụn. Điều này được minh chứng rõ nét qua việc sử dụng tỏi trị mụn và tỷ lệ allicin bị hao hụt theo thời gian. Theo đó, sau 30 phút tiếp xúc với không khí, chất này chỉ còn lại 39%.

Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng da mụn, các bạn cần đến sự can thiệp của các liệu pháp chuyên sâu. 

Đã từ lâu, DK Beauty nổi tiếng với các dịch vụ làm đẹp, được khách hàng tin tưởng và yêu quý nhờ chất lượng phục vụ tốt. Tham gia liệu trình điều trị mụn tại cơ sở chúng tôi, chắc chắn các bạn sẽ hài lòng và có những trải nghiệm tuyệt vời!


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Chủ Đề:
Bài viết liên quan

Hiểu về mụn và phương pháp điều trị mụn đúng cách

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả, từ mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến các dạng mụn phức tạp hơn, giúp bạn...

Mụn trứng cá: Nguyên nhân hình thành, cách phân loại và phương pháp điều trị

Hiểu rõ cơ chế hình thành mụn trứng cá, biết cách phân loại chúng, và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp bạn kiểm soát...

Trị mụn bọc bằng cách nào không để lại sẹo thâm trên da?

Khám phá các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả không để lại sẹo thâm trên da. Bảo vệ làn da của bạn khỏi tổn thương và duy trì vẻ...