Nguyên nhân gây ra mụn ở mũi và phương pháp điều trị triệt để hiệu quả
Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn ở mũi cùng các phương pháp điều trị hiệu quả giúp loại bỏ mụn triệt để, ngăn ngừa tái phát.
Mụn ở mũi khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm về ngoài hình. Trên vùng mũi có thể xuất hiện rất nhiều loại mụn khác nhau, cùng DK Beauty tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp với từng loại mụn.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
1. Nguyên nhân hình thành mụn ở mũi
Mụn ở mũi hình thành khi bã nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, chủ yếu do vệ sinh da chưa đúng cách và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, thậm chí có thể để lại sẹo nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
1.1 Bít tắc lỗ chân lông
Hầu hết các trường hợp mắc phải mụn bọc ở mũi là kết quả của tình trạng dầu thừa và vi khuẩn làm tắc lỗ chân lông, gây ra mụn ở trên và cả xung quanh mũi.
1.2 Da không được làm sạch đúng cách
Không làm sạch da mặt mỗi ngày hoặc da sau khi trang điểm mà khách hàng tẩy trang không kỹ, dầu thừa và tế bào chết sót lại có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn ở mũi.
1.3 Chế độ ăn, sinh hoạt không phù hợp
Chế độ ăn uống không lành mạnh và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng là những yếu tố gây ra mụn ở mũi.
Các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, và đồ chiên nhiều dầu mỡ đều góp phần làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên thức khuya và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, khiến một số chức năng cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng tiết dầu và hình thành mụn. Rối loạn nội tiết tố
1.4 Lạm dụng mỹ phẩm
Việc sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp và chăm sóc da là nhu cầu phổ biến của nhiều người.
Tuy nhiên, lạm dụng mỹ phẩm và sử dụng quá mức, thiếu kiến thức về cách dùng cũng như lựa chọn sản phẩm phù hợp là vấn đề thường gặp. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, sai cách hoặc không đúng mục đích là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về da, đặc biệt là mụn ở mũi.
Để tránh tình trạng này, khách hàng nên chọn mua mỹ phẩm từ các cơ sở uy tín và tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để có cách sử dụng hiệu quả và an toàn.
1.5 Viêm tiền đình mũi
Mụn trứng cá ở tiền đình mũi là một tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở phần trước của hốc mũi. Nguy cơ mắc tình trạng này có thể tăng lên do các thói quen như ngoáy mũi, xì mũi, hắt hơi quá mức hoặc đeo khuyên trên cánh mũi. Khi vùng tiền đình mũi bị viêm, vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) thường là tác nhân gây ra các nốt sưng trắng hoặc đỏ bên trong hoặc xung quanh khu vực mũi.
2. Mụn ở mũi phản ánh điều gì?
Nếu khu vực mũi thường xuyên nổi mụn, đặc biệt là mụn bọc hay mụn đầu đen thì bạn cần chú ý đến sức khỏe của phổi và tim.
Không những thế, mụn trên mũi còn có thể liên quan đến rối loạn chức năng gan. Những người mắc bệnh về gan hoặc uống nhiều rượu thường nổi mụn đỏ ở trên mũi.
3. Những loại mụn ở mũi phổ biến
1.3 Mụn đầu đen ở mũi
Dấu hiệu nhận biết mụn đầu đen ở mũi
Nhắc đến mụn ở mũi thì người ta thường nghĩ ngay đến mụn đầu đen. Nó là những chấm nhỏ màu đen trên da, tuy không gây đau nhưng mất thẩm mỹ.
Mụn đầu đen xuất hiện khi bã nhờn dư thừa, tế bào da chết và vi khuẩn tích tụ lỗ chân lông. Tuy nhiên, phần trên cùng của lỗ chân lông lại mở. Do đó, nhân mụn có cơ hội tiếp xúc với không khí bên ngoài và xảy ra phản ứng oxy hóa. Chính vì vậy, sắc tố của nó biến đổi thành màu đen hoặc xám.
Điều trị mụn đầu đen ở mũi
- Rửa mặt hàng ngày: Làm sạch da mặt mỗi ngày là bước quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tạp chất. Chọn sữa rửa mặt phù hợp để tránh các sản phẩm có chứa hóa chất gây kích ứng hoặc làm khô da.
- Tẩy tế bào chết hóa học: Sử dụng các sản phẩm chứa Axit Acetylsalicylic, Axit Glycolic, hoặc Axit Lactic để tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn đầu đen.
- Không tự ý nặn mụn: Tránh nặn mụn đầu đen vì việc này có thể làm tình trạng nặng hơn và dẫn đến viêm nhiễm. Vi khuẩn từ tay dễ dàng xâm nhập vào mụn, gây sưng viêm nghiêm trọng.
3.2 Mụn bọc ở mũi
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở mũi
Mụn bọc ở mũi là loại mụn viêm do vi khuẩn gây ra, thường có kích thước lớn và nằm sâu dưới da, gây sưng đỏ, đau nhức và cảm giác khó chịu.
Điều trị mụn bọc ở mũi
- Làm sạch vùng mũi bị mụn: Thực hiện theo 2 bước bao gồm tẩy trang và rửa mặt, để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và mỹ phẩm còn sót lại. Bạn nên sử dụng sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp để làm sạch sâu & giữ lỗ chân lông thông thoáng.
- Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng làm giảm sưng, viêm và đau nhức. Bạn nên bọc viên đá trong khăn sạch và áp lên vùng mụn mũi cho đến khi đá tan. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày để làm giảm cảm giác khó chịu. Nếu phương pháp không hiệu quả bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
3.3 Mụn cám ở mũi
Dấu hiệu nhận biết mụn cám ở mũi
Mụn cám là những nốt mụn nhỏ li ti xuất hiện trên đầu mũi và vùng cánh mũi, không gây đau, sưng viêm, nhưng khiến bề mặt da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, mụn cám làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn và dễ nhìn thấy. Mặc dù không gây hại ngay lập tức, nhưng khi tiếp xúc với dầu nhờn, bụi bẩn và tế bào chết, vi khuẩn có thể phát triển, khiến mụn trở nặng và chuyển thành các loại mụn khác như mụn mủ, mụn viêm, hoặc mụn bọc.
Điều trị mụn cám ở mũi
- Làm sạch da vùng mũi hàng ngày: Vùng mũi có nhiều tuyến mồ hôi và bã nhờn nên dễ bị tích tụ bụi bẩn và tế bào chết. Việc làm sạch da đúng cách giúp ngăn ngừa mụn cám phát triển. Đảm bảo rửa mặt thường xuyên và chú trọng làm sạch kỹ vùng mũi.
- Tẩy tế bào chết: Giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết trên bề mặt da và trong lỗ chân lông. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn phương pháp và tần suất tẩy tế bào chết phù hợp với loại da của bạn.
- Sử dụng thuốc trị mụn: Có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống, hoặc kem trị mụn phù hợp. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da.
4. Các cách phòng ngừa mụn mọc ở mũi
4.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, nước ngọt và các chất kích thích, đồng thời nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây. Uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da và giúp ngăn ngừa sự sản xuất quá mức của bã nhờn.
Ngoài ra, khách hàng nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo điều kiện tốt cho làn da khỏe mạnh.
4.2 Làm sạch da
Bạn nên giữ cho làn da sạch sẽ và thông thoáng bằng cách dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày để loại bỏ bụi bẩn và các mỹ phẩm còn sót lại trên da mặt.
*Lưu ý: Không lạm dụng việc rửa mặt nhiều vì sẽ làm mất đi lượng dầu cần thiết trên da.
4.3 Từ bỏ một số thói quen không tốt
Trước hết, các bạn hãy ngừng lại thói quen đưa tay lên mặt. Nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ thì đồng nghĩa với việc bạn đã đưa cả một ổ vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc với da mặt, bao gồm cả vùng mũi.
Tuyệt đối không nặn mụn. Việc nặn mụn có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da và làm nhiễm trùng các lỗ chân lông, khiến da sẽ bị nổi mụn nhiều hơn. Trong trường hợp nặng hơn, có thể đóng vảy và sẹo trên khuôn mặt.
5. Một số phương pháp điều trị mụn mũi tại nhà
5.1 Dùng chanh
Nước cốt chanh có tính axit cao, được biết đến như một chất sát trùng tự nhiên giúp làm sạch và làm khô mụn. Thoa nước cốt chanh lên vùng mụn ở mũi và rửa sạch sau 15 phút. Lưu ý rằng sau khi sử dụng, da có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy cần sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da.
5.2 Sử dụng đá lạnh
Chườm nhẹ nhàng đá lạnh lên vùng mụn trong khoảng 20 phút. Nhiệt độ lạnh giúp co mạch máu, làm giảm sưng và viêm hiệu quả.
5.3 Kem đánh răng
Kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm khô mụn. Bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên nốt mụn và để qua đêm, sau đó rửa sạch vào buổi sáng hôm sau.
Trong quá trình điều trị mụn tại DK Beauty, dựa trên đặc điểm da của khách hàng mà chúng tôi áp dụng sản phẩm vệ sinh da và lấy nhân mụn phù hợp. Không những thế, liệu pháp chiếu đèn sinh học giúp ức chế nhân mụn, giảm viêm. Để da mau phục hồi thì chúng tôi còn kết hợp điện di tinh chất với khả năng thẩm thấu nhanh gấp 5 lần hình thức bôi ngoài da.