Bị mụn nang có nguy hiểm không, có thể điều trị bằng cách nào?

Khám phá nguy cơ và phương pháp điều trị mụn nang hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu xem mụn nang có thực sự nguy hiểm không và các phương pháp điều trị tiên tiến nhất.

Tình trạng mọc mụn nang là một vấn đề về da khá phổ biến và có thể gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Vậy liệu chúng có nguy hiểm không và có cách nào để điều trị chúng không? Trước khi ta tìm hiểu về cách điều trị, hãy cùng tìm hiểu xem mụn nang thực sự là gì? chúng có tiềm ẩn nguy cơ nào hay không nhé!

1. Mụn nang là gì và nguyên nhân

1.1 Định nghĩa mụn nang

Mụn nang là loại mụn có nhân phát triển sâu dưới da và chứa nhiều dịch mủ, là biến thể nghiêm trọng hơn của mụn trứng cá. Khi viêm nang trở nên nặng, dịch mủ có thể bốc mùi hôi do quá trình hoại tử.

Bạn có thể nhận biết mụn nang thông qua các dấu hiệu rõ rệt như mụn ửng đỏ, sưng to, trông giống khối u nhỏ, vì vậy còn được gọi là u nang. Vùng da bị mụn thường đau nhức và gây cảm giác khó chịu.

Mụn nang thường xuất hiện chủ yếu trên khuôn mặt, nhưng cũng có thể gặp ở cổ, lưng và ngực.

Giai đoạn dễ bị mụn nang nhất là từ tuổi dậy thì đến ngoài 20. Tuy nhiên, mụn nang cũng có thể xuất hiện ở trẻ em và người trung niên. Theo thống kê, nam giới có tỷ lệ mắc mụn nang cao hơn nữ giới, và tình trạng thường nghiêm trọng hơn.


Mụn nang vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa gây khó chịu từ bên trong

Nếu không điều trị đúng cách, mụn nang có thể để lại sẹo lõm vĩnh viễn trên da. Khi mụn bị vỡ, nếu không làm sạch kỹ, dịch mủ có thể gây nhiễm trùng da và khiến mụn lan rộng, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

1.2 Nguyên nhân hình thành mụn nang

Sự hình thành của mụn nang tương tự như các loại mụn trứng cá khác, bắt nguồn từ việc tích tụ bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn và bã nhờn lâu ngày. Những yếu tố này gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến viêm nhiễm.

Khi cấu trúc nang lông bị vỡ, tình trạng nhiễm trùng lan sâu xuống lớp trung bì của da. Dịch mủ cũng có thể lan sang các nang lông lân cận, gây tổn thương cho vùng da xung quanh.

Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra một lớp màng bảo vệ xung quanh khu vực viêm nhiễm, đó là nguyên nhân vì sao mụn nang có dạng bọc chứa dịch mủ. Ban đầu, mụn nang thường cứng và sưng đỏ.

Theo thời gian, vết mụn sẽ dần giảm sưng và trở nên mềm hơn, tuy nhiên, nếu chạm vào, bạn vẫn có thể cảm thấy đau. Nếu tác động mạnh, bọc mủ có thể bị vỡ ra.


Tình trạng nhiễm trùng nặng khi mụn nang hình thành

2. Những yếu tố thúc đẩy việc hình thành mụn nang 

2.1 Thói quen tự nặn mụn tại nhà 

Như đã chia sẻ ở trên, mụn nang vốn là mụn trứng cá. Khi bạn tự nặn mụn thì có thể làm cho da bị nhiễm trùng nặng hơn và chuyển biến thành mụn nang. 

Nguyên nhân thường xuất phát từ việc dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh. Thêm vào đó, bàn tay của chúng ta vốn tích tụ rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Việc để bàn tay tiếp xúc với nốt mụn sẽ khiến tình trạng da trở nên xấu đi. 


Nặn mụn chỉ làm cho da tổn thương nặng hơn

Chưa kể đến việc trong quá trình nặn mụn, bàn tay hoặc dụng cụ hỗ trợ khiến da bị trầy xước, mở đường cho nhiều loại vi khuẩn tấn công. Chúng phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên trên làn da, để lại những tổn thương nghiêm trọng. 

Xin được bật mí thêm với bạn đọc, khi cồi mụn trứng cá chưa khô mà bạn cố gắng đẩy nó ra khỏi nang lông thì có thể gây sẹo vĩnh viễn và làm cho da bị viêm nhiễm. 

2.2 Những biến động của hormone trong cơ thể 

Khi nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi, có sự tăng giảm đột ngột của các loại hormone thì da sẽ tiết nhiều dầu nhờn hơn. Điều này sẽ kích thích các vi khuẩn trên da và trong nang lông hoạt động mạnh hơn. Điển hình là vi khuẩn P.acnes vì nó lấy bã nhờn, dầu thừa làm năng lượng để sinh sôi, phát triển. Từ đó, da sẽ bị nổi mụn và nhiễm trùng. 


Mụn nang dạng cục thường xảy ra khi rối loạn nội tiết

2.3 Tác dụng phụ của một số loại thuốc 

Bạn đã bao giờ nghe đến căn bệnh da bị nhiễm corticoid? Thuốc corticoid vốn có tác dụng kháng viêm, cân bằng nội tiết tố… Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại thuốc này sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu. Trong đó phải kể đến việc gây mụn và làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Chính vì vậy, khi da bị nhiễm corticoid thì nguy cơ mọc mụn nang là khó tránh khỏi. 

*Lưu ý: Việc bạn có bị nhiễm corticoid hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán hay vì tự điều trị.


Khi bị nhiễm corticoid, da thường nổi mụn viêm chứa mủ

Ngoài ra, những loại thuốc như steroid, lithium điều trị chứng trầm cảm – rối loạn lưỡng cực, Phenytoin chữa trị bệnh động kinh, hay thuốc Isoniazid trị lao phổi cũng có thể gây tác dụng phụ là nổi mụn, mẩn đỏ.

2.4 Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều dầu, có thành phần kích ứng 

Mỹ phẩm gốc dầu là một tác nhân khiến làn da của bạn luôn ở trong trạng thái nhờn rít. Từ đó gây bít tắc lỗ chân lông và làm cho da nổi mụn nhiều hơn. Bên cạnh đó, những thành phần như hoạt chất Paraben, cồn biến tính(Alcohol denat), hương liệu,… cũng dễ gây kích ứng cho da. 

Ngoài ra, việc trang điểm thường xuyên nhưng không vệ sinh cẩn thận cũng là một nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành mụn nang. Thêm vào đó, khi bố hoặc mẹ bị mụn trứng cá nang thể nặng thì khả năng di truyền cho con cái hoàn toàn có thể xảy ra. 

3. Vì sao điều trị mụn nang phức tạp và cần nhiều thời gian?

Thực tế đã cho thấy mụn nang tồn tại dai dẳng, đeo bám người bệnh và gây ra cảm giác mặc cảm trong giao tiếp. Mụn nang không thể tự khỏi và nếu chỉ bôi thuốc ngoài da thì hiệu quả cũng rất thấp. 


Mụn nang có những diễn biến rất phức tạp

Nếu mụn nang tự vỡ và để lại phần nhân thì sẽ gây ra tình trạng gọi là “dormant mụn”. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng nốt mụn xẹp xuống, để lại trên da mảng đỏ hoặc thâm sẫm màu. Tình trạng mụn này không sưng tấy, không gây đau và khi chạm vào thì chúng ta vẫn cảm thấy cộm.

Trạng thái “mụn ngủ đông” này rất khó xử lý. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời thì mụn nang có thể gây sốt, tạo ổ áp xe hay thậm chí là phá hủy cấu trúc da bên trong, để lại sẹo lõm hoặc sẹo lồi vĩnh viễn.  

Với mức độ nguy hiểm và những biến chứng nêu trên, khi phát hiện ra những dấu hiệu của mụn nang, các bạn cần nhanh chóng đi khám để có phác đồ điều trị thích hợp, ngăn ngừa các ổ nang ăn sâu xuống bên dưới. 

4. Các phương pháp điều trị mụn nang 

4.1. Sử dụng các loại thuốc kê đơn 

Thuốc kháng sinh

Đây là giải pháp dành cho tình trạng mụn nang mọc trên diện rộng. Uống thuốc kháng sinh sẽ góp phần tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm các triệu chứng viêm trên da. Trong đó, Tetracycline và Macrolid là hai loại kháng sinh thường được kê đơn. Nếu như Tetracycline được đánh giá cao trong mục đích chống viêm thì Macrolid lại rất hiệu quả đối với việc ức chế vi khuẩn gây mụn. 


Kháng sinh đường uống sẽ làm giảm nhiễm trùng da toàn thân

Đối với kháng sinh tại chỗ (bôi ngoài da) thì ClindamycinErythromycin là hai cái tên phổ biến nhất. 

Các bạn cần lưu ý phần lớn các loại thuốc kháng sinh trị mụn viêm đều có thể làm cho làn da khô hơn và trở nên nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, thuốc kháng sinh không có tác dụng loại bỏ tế bào da chết hay làm giảm bã nhờn. 

Chính vì vậy, khi trị mụn nang bằng thuốc kháng sinh, các bạn cần tăng cường dưỡng ẩm, uống nhiều nước và che chắn cho da cẩn thận khi đi ra ngoài trời. 

Việc sử dụng kháng sinh trị mụn nang bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu không đảm bảo được những nguyên tắc thì nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn là rất cao. Từ đó gây cản trở lớn đối với việc điều trị mụn. 

Thêm vào đó, thuốc kháng sinh trị mụn không phù hợp với người suy thận, suy gan nặng hoặc phụ nữ mang thai, đang cho con bú… 

Isotretinoin

Đây là loại thuốc viên kê đơn tác dụng mạnh và có nguồn gốc từ một dạng vitamin A. Thông thường, sau khoảng 4 – 6 tháng sử dụng Isotretinoin thì người bệnh sẽ thấy được những cải thiện tích cực trên da. 

Dù được xem là một trong những biện pháp điều trị mụn nang hiệu quả nhất nhưng Isotretinoin cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bên trong. Cụ thể là gây đau khớp hoặc cơ, chảy máu cam, đau nhức đầu, da bầm tím, viêm ruột hay rối loạn tâm lý. 


Isotretinoin có hiệu quả cao trong trị mụn nhưng nhiều tác dụng phụ

Do đó, việc sử dụng Isotretinoin phải có sự hướng dẫn của bác sĩ kết hợp theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên. 

4.2 Rạch mụn nang dẫn tháo mủ

Khi xác định được thời điểm thích hợp, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để trị mụn nang. Với dụng cụ được sát khuẩn, bác sĩ rạch một đường nhỏ trên nốt mụn để lấy hết dịch mủ ra bên ngoài. Các thao tác phải được thực hiện vô cùng cẩn thận để dịch mủ không lan ra những vùng da khác. 

Thêm vào đó, vùng da này cũng được băng gạc vô trùng để thấm hết dịch mủ bị sót lại bên trong cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu mụn nang phát triển trên diện rộng thì phương pháp này sẽ mất rất nhiều thời gian. 

Thông thường, sau khi thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh để chống nhiễm trùng và phòng chống mụn tái phát. Bên cạnh đó là các biện pháp kèm theo để tránh việc hình thành sẹo sau phẫu thuật. 

Với tính chất phức tạp nêu trên, khi phát hiện ra mụn trứng cá có dấu hiệu viêm nhiễm, các bạn nên sử dụng các liệu pháp tác động chuyên sâu. 

Dịch vụ điều trị mụn của DK Beauty đã và đang giúp nhiều khách hàng lấy lại sự tự tin nhờ hiệu quả vượt trội. 

Bí quyết để loại bỏ mụn tận gốc mà không gây tổn thương cho da dựa trên những công nghệ hiện đại, phương pháp thích hợp, kỹ thuật khéo léo và sản phẩm lành tính. 

Sau bước vệ sinh da, lấy sạch nhân mụn và bụi bẩn, quý khách sẽ được trải nghiệm liệu pháp sinh học. Các nguồn ánh sáng xanh và đỏ làm thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm, làn da sẽ trở nên dễ chịu hơn đồng thời ức chế nhân mụn. 

Tùy vào từng trường hợp mà chuyên gia chỉ định peel da với sản phẩm dược mỹ phẩm châu Âu. Kết thúc quy trình điều trị mụn là công đoạn điện di tinh chất để da nhanh chóng phục hồi, làm mờ vết thâm và ngăn ngừa sẹo. 

Với những trải nghiệm tuyệt vời và chuyên nghiệp như vậy, còn chần chừ gì nữa mà không đến với DK Beauty! 


THẨM MỸ DK BEAUTY

Địa chỉ: 61 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0911.310000 – 0912.310000

Nguồn: DK Beauty

Tổng hợp bình luận
Bình luận của bạn

(*) là bắt buộc

(*) là bắt buộc

Hệ thống thẩm mỹ uy tín tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ: mày, môi, mí và chăm sóc sắc đẹp. Mang đến trải nghiệm làm đẹp an toàn, tinh tế và tự nhiên.

 

Hệ thống thẩm mỹ uy tín tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ: mày, môi, mí và chăm sóc sắc đẹp. Mang đến trải nghiệm làm đẹp an toàn, tinh tế và tự nhiên.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Trụ sở chính: Số 61 Nguyễn Công Trứ, P.Đồng Nhân, Q.Hai Bà Trưng, HN
  • Hotline: 0911 310 000
  • Thời gian làm việc: 9:00 - 18:00 hằng ngày
Follow us:

HỘ KINH DOANH DK EYEBROWS & BEAUTY - MST: 01D8055170

Tư vấn miễn phí từ chuyên gia
NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY
Vui lòng để lại thông tin của quý khách.
Tư vấn viên của DK Beauty sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.